Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bắp Bò Ngâm Nước Mắm Ngon Lạ Miệng được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bắp bò: 1 kg
Sả: 2 cây
Ớt: 3 – 4 quả
Tỏi: 1 củ
Gừng: 1 nhánh
Hành tím: 3 – 4 củ hoặc nhiều hơn tùy theo sở thích
Gia vị: nước mắm, đường, dấm gạo, muối
Nguyên liệu tạo hương: đại hồi, quế chi, đinh hương, thảo quả, tiêu
Hũ thủy tinh lớn
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bắp bò rửa sạch với muối và gừng để khử bớt mùi rồi lọc hết phần mỡ bên ngoài. Ưu tiên chọn bắp bò hoa hoặc lõi rùa khi ngâm ăn sẽ ngon hơn.
Rửa sạch ớt, gừng, sả. Sau đó ớt cắt khúc, gừng thái lát còn sả đập dập.
Tiêu giữ nguyên hạt, rang thơm.
Bước 2: Luộc bắp bò
Dùng chỉ bó chặt bắp bò để khi luộc, thịt săn chắc hơn.
Cho bắp bò vào nồi lớn rồi cho thêm 3 nhánh đại hồi, một chút quế chi, đinh hương, thảo quả, gừng thái lát, sả đập dập với ⅓ thìa muối vào cùng. Để lửa nhỏ rồi luộc trong khoảng 30 phút. Khi nào thịt bò đã dậy mùi thơm, bạn dùng đũa đâm xuyên qua được thớ thịt thì tức là miếng thịt đã được luộc chín. Vớt thịt ra để vào thau nước lạnh cho săn thịt, đợi một chút cho thịt nguội bớt thì vớt ra để ráo nước.
Bước 3: Nấu nước mắm
Bước 4: Ngâm bắp bò với nước mắm
Tráng qua hũ thủy tinh rồi để ráo.
Kiểm tra thịt và nước mắm đã nguội hẳn, bạn xếp từng thớ bắp bò vào hũ thủy tinh. Sau đó, rót nước mắm ngập qua thịt rồi cho tỏi, hành tím, tiêu đã rang vào ngâm cùng (cho thêm ớt nếu muốn). Quan trọng khi ngâm là thịt được ngập hoàn toàn trong nước mắm nếu không sẽ bị hư.
Đậy kín hũ rồi để nơi thoáng mát tầm 5 – 7 ngày là có thể sử dụng được. Sau thời gian này, bạn lấy thịt ra khỏi hũ, bảo quản trong ngăn mát để dùng dần hoặc nếu bạn muốn, vẫn để bên ngoài được nhưng thịt sẽ khá mặn và cứng.
Bước 5: Thành phẩm
Bắp bò đã thành phẩm sẽ có độ giòn vừa phải, ăn cảm nhận được vị chua cay mặn ngọt hòa quyện trong từng lát thịt. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần thái lát mỏng, bày ra dĩa rồi ăn cùng kim chi, củ kiệu hay hành tỏi ngâm thì còn gì bằng. Trang trí thêm một vài nhánh ngò, cà chua cho đẹp mắt thì bạn đã có ngay cho mình một món ăn đủ để nhâm nhi cùng người thân hoặc bạn bè. Đôi lúc muốn đổi khẩu vị, món bánh tráng cuốn cùng bắp bò ngâm mắm và rau sống sẽ là gợi ý tuyệt vời trong bữa ăn gia đình.
Cách Làm Gân Bò Ngâm Mắm Lạ Miệng Nhưng Cực Ngon Và Cuốn Hút
Gân bò ngâm mắm tuy là món ăn lạ miệng được ít người nhắc đến nhưng hễ ăn một lần là sẽ nhớ mãi không quên. Không cần khéo tay mà các bạn chỉ cần mất chút thời gian là có thể tự làm được. Cách làm không quá cầu kỳ nhưng lại luôn được đánh giá cao vậy thì tại sao lại không thử nhỉ?
Gân bò ngâm mắm có ngon hay không thì khâu chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu là rất quan trọng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Các bước làm gân bò ngâm mắm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.
Sả: Rửa sạch, đập dập. Một nửa thái lát; còn một nửa để nguyên.
Hành tím, ớt và tỏi đem đập dập, băm nhỏ.
Quất: Bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
Gân bò sau khi mua về đem rửa trong thau nước muối loãng. Sau đó, luộc chín trong nồi nước có sẵn chút gừng, sả đập dập. Công đoạn này sẽ giúp loại bỏ chất bẩn và khử bớt mùi hôi. Vớt gân bò cho vào đĩa. Khi đã nguội bớt thì thái thành từng lát mỏng.
Các bạn cho 3 muỗng canh nước mắm vào nồi nhỏ. Cho tiếp nước quất, 1 thìa đường và 2 muỗng nước lọc vào rồi đun sôi.
Vừa đun vừa khuấy đều cho các nguyên liệu hòa trộn với nhau. Phần nước sốt có thể đun sôi cũng có thể khuấy đều ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, khi đun sôi, các nguyên liệu dễ hòa tan và khi trộn với gân bò thì hương vị cũng đậm đà hơn.
Bước 3: Tiến hành trộn gân bò ngâm mắm
Cho gân bò đã thái vào một cái âu lớn. Lần lượt cho hành tím, ớt, sả, phần gừng còn lại vào cùng.
Dùng tay có đeo găng nilon để đảm bảo vệ sinh trộn đều các nguyên liệu với nhau. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng đôi đũa lớn để trộn nhưng sẽ không thể đều như khi dùng bằng tay được.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
Sau khi đã trộn xong, các bạn đậy kín bằng màng bọc thực phẩm rồi ngâm trong vòng 4 – 6 giờ đồng hồ là có thể mang ra thưởng thức. Trong thời gian ngâm, các bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh cũng được.
Những miếng gân bò chua ngọt mà vẫn đảm bảo giòn giòn dai dai kích thích vị giác vô cùng. Lỡ cắn một miếng là cứ muốn ăn mãi không thôi.
Các bạn có thể thực hiện món gân bò ngâm mắm một lần và ăn trong nhiều ngày để tiết kiệm thời gian làm. Tuy nhiên, cần bảo quản đúng cách để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon hấp dẫn mà không bị hỏng.
Thường thì sau khi làm xong gân bò ngâm, các bạn sẽ để được từ 7 – 10 ngày bằng cách để trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, cần cho món ăn vào trong bình thủy tinh có đậy nắp kín.
Không nên cho vào bình nhựa vì để lâu ngày sẽ bị oxy hóa, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của món ăn cũng như sức khỏe. Đặc biệt, không để gân bò ngâm mắm ở tình trạng mở nắp vì như vậy vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây nên mùi khó chịu, ám nên các loại thực phẩm khác trong tủ.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về cách làm gân bò ngâm mắm lạ miệng mà ngon nên được nhiều người yêu thích và nhâm nhi mỗi khi rảnh rỗi. Nếu sắp tới có dịp tụ tập đám bạn mà không trổ tài làm ngay món ngày thì quả là lãng phí đấy. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không lưu ngay vào sổ tay nấu ăn và dùng khi cần đến nhỉ? Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ăn mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất. Chúc chị em thành công!
Cách Làm Bắp Bò Hấp Nước Dừa Lạ Miệng, Hấp Dẫn Đưa Cơm Vèo Vèo
Thịt bò là một trong những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Trong đó, bắp bò được đánh giá là ngon và đậm vị hơn nên luôn được chú ý hơn cả. Nếu trời trở lạnh mà làm món bắp bò hấp nước dừa để lai rai cùng chúng bạn thì còn gì tuyệt hơn.
Bắp bò hấp với nước dừa muốn thơm ngon và hấp dẫn thì các bạn nên cho thêm chút muối biển, cùng thật nhiều sả. Có thể ăn kèm với món bánh tráng cùng với dưa leo, bún, rau thơm chấm với nước chấm chanh tỏi ớt thì ngon hết sảy luôn.
Cách làm bắp bò hấp nước dừa
Để làm ngon này, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Bắp bò: 1 kg
Nước dừa: 2 quả dừa xiêm
Hành tây: 1 củ
Sả: 5 nhánh
Tỏi: 1 củ
Gừng: 1 nhánh nhỏ
Các loại gia vị: Muối, hạt nêm, đường, tiêu xay…
Các bước làm bắp bò hấp nước dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Với bắp bò, các bạn đem rửa sạch rồi dùng con dao sắc thái thành từng khoanh nhỏ vừa ăn. Không được cắt thịt quá nhỏ vì khi hấp sẽ khiến thịt bị nát, trông sẽ không được đẹp mắt và khi ăn sẽ mất đi cảm giác ngon miệng.
Sả đem rửa sạch, đập dập.
Tỏi bóc vỏ, đập dập, để nguyên một nửa để hấp; còn 1 nửa băm nhỏ để ướp.
Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch với nước rồi thái thành từng miếng nhỏ.
Cho bắp bò, tỏi băm, gừng thái chỉ, một chút tiêu xay, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, đường, mì chính với lượng vừa đủ vào tô. Tiến hành đảo đều cho các gia vị trộn với bắp bò bằng đôi đũa.
Sau khi đã trộn đều, các bạn đậy kín tô thịt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bước 3: Tiến hành hấp bắp bò với nước dừa
Các bạn chuẩn bị một nồi hấp cỡ vừa rồi đổ nước dừa vào trước. Đặt một lớp sả và gừng xuống dưới rồi cho bắp bò lên phía trên. Trước khi đậy vung kín, các bạn lại rải một lớp sả lên trên cho hương sả hòa quyện đều với bắp bò.
Bật bếp đun với lửa lớn cho đến khi nước dừa bên trong sôi sùng sục thì hạ lửa nhỏ. Tiến hành hấp bắp bò cho đến khi nước dừa cạn bớt, miếng thịt chín đều thì tắt bếp.
Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức
Múc thịt ra đĩa và mời cả nhà thưởng thức cùng với cơm khi còn nóng sẽ rất hấp dẫn.
Một số lưu ý khi làm bắp bò hấp
Khi chế biến món bắp bò hấp, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Các bạn có thể hấp nguyên cả miếng bắp bò hoặc thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn trước khi hấp đều được.
Trước khi chế biến, các bạn nên khử mùi hôi của bò. Theo đó, nên bóp bắp bò qua với rượu trắng, sau đó rửa lại với nước sạch. Nên để cả miếng to để thịt không bị mất đi chất dinh dưỡng khi bóp với rượu.
Làm nước mắm chấm thịt bò gồm chanh, tỏi, đường, ớt cùng chút nước đun sôi để nguội. Tùy vào số người ăn mà các bạn làm nhiều hay ít cho phù hợp.
Bắp Sấy Bò Lá Chanh Và Bắp Sấy Nước Mắm Cay
Nguồn gốc trái bắp tại Việt Nam
Mặc dù bắp hay ngô là một trong những loại ngũ cốc lương thực quan trong đối với người Việt Nam nhưng ít ai biết được rằng bắp chỉ mới xuất hiện tại nước ta khoảng 500-600 năm nay. Cây bắp được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. Chữ “Ngô” là để chỉ Trung Quốc. Người Việt vào thế kỷ 15-17 từng gọi Trung Quốc là “Ngô”, bởi nhà Minh cai trị Trung Quốc khi đó vốn dựng nghiệp tại đất Ngô.Theo sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì một người đàn ông tên Trần Thế Vinh (1634-1701) là người đã đem giống lúa ngô từ Trung Quốc về Việt Nam trong chuyến đi sứ nhà Thanh năm 1685 của ông Vinh. Trong dân gian thì có truyền thuyết nói rằng Phùng Khắc Khoan mới là người đầu tiên đem giống lúa ngô từ Trung Quốc về Việt Nam khi ông đi sứ nhà Minh năm Đinh Dậu, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 20 (Tây lịch năm 1597).Ở miền Nam là khu vực mà nhà nước phong kiến mở rộng bờ cõi sau này gọi ngô là bắp bởi mặc dù là cây thân mềm nhưng trái bắp rắt chắc chắn, từ lớp áo ngoài, lớp lông và lớp hột luôn dinh chắc và lõi bắp như những cơ bắp của con người. Từ đó cái tên Bắp Ngô được sử dụng rộng rãi trên cả nước để chỉ loại lương thực thực phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống con người này .
Thân cây bắp thẳng, thông thường cao 2-3 m với nhiều mấu, với các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp. Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu bắp màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô. Râu bắp là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Một vài giống bắp cũng được tạo ra với tỷ lệ bắp non cao hơn với mục đích tạo nguồn cung cấp các loại “bắp ngô bao tử” được sử dụng trong ẩm thực của một số quốc gia tại châu Á. Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được gọi là cờ và giống như lá cờ bay. Mỗi râu bắp đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt ngô trên bắp. Các hạt bắp là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là kiểu quả thông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Nó gần giống như một loại quả phức về cấu trúc, ngoại trừ một điều là các quả riêng biệt (hạt bắp) không bao giờ hợp nhất thành một khối duy nhất. Các hạt bắp có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi tráibắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm (4 – 10 inch), chứa khoảng 200 – 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
Ở Việt Nam, giống bắp nếp được xem là phổ biến nhất, bắp nếp luộc vàng đều, mềm dai, ngọt và không cứng giòn nên được nhiều người ưa thích sử dụng làm thành bữa ăn sáng. Tuy nhiên , bắp tươi sau khi hái khỏi cây sẽ mất ngay vị ngọt trong 1 ngày và vì thế nếu không thể luộc và ăn ngay thì người nông dân hoặc các nhà sản xuất sẽ sấy bắp để bảo quản được độ ngọt và màu sắc hạt bắp. Bắp nếp rất phù hợp để làm bắp sấy bò lá chanh và bắp nước mắm cay vì có hương vị phù hợp
Gía trị dinh dưỡng của bắp sấy
Bắp tươi hoặc bắp sấy công nghệ cao có giá trị dinh dưỡng rất lớn Bên cạnh việc chứa nhiều nước, ngô chủ yếu được tạo thành từ carbonhydrate cùng một lượng nhỏ protein và chất béo
Calo 96
Nước 73 %
Protein 3.4 g
Carb 21 g
Đường 4.5 g
Chất xơ 2.4 g
Chất béo 1.5 g
Chất béo bão hòa 0.2 g
Chất béo không bão hòa đơn 0.37 g
Không sinh cholesterol 0.6 g
Omega-3 0.02 g
Omega-6 0.59 g
Chất béo chuyển hóa
Carb: Giống như tất cả các loại hạt ngũ cốc, ngô chủ yếu chứa chúng tôi bột là loại carb chính tìm thấy trong ngô, chiếm từ 28-80% trọng lượng khô. Ngô cũng chứa một lượng đường nhỏ (1-3%) (1, 2).Ngô ngọt, còn được gọi là ngô đường, là một loại có chứa cực ít tinh bột (28%) và có hàm lượng đường cao (18%) mà chủ yếu là sucrose (1).Chỉ số glycemic là một chỉ số đo tốc độ tiêu hóa carb. Loại thực phẩm có chỉ số này ở mức cao có thể làm đường huyết tăng đột biến.Mặc dù ngô ngọt có hàm lượng đường tương đối nhưng nó không phải là loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Ngô được xếp hạng thấp đến trung bình trên thang chỉ số glycemic (3).
Chất xơ: bắp chừa nhiều nhiếu chất xơ . Hàm lượng chất xơ của ngô nằm trong khoảng từ 9-15% là chất xơ không hòa tan như hemicellulose, cellulose và lignin và khác nhau ở mỗi loại bắp. Lượng chất xơ này tương đương 42% và 64% lượng chất xơ cần nạp hằng ngày tương ứng lần lượt cho nam và nữ .
Protein trong bắp: Bắp là một nguồn dinh dưỡng rất giàu protein. Tùy thuộc vào giống bắp mà hàm lượng protein trong đó có thể dao động từ 10-15%.Loại protein có hàm lượng cao nhất trong ngô là zein, chiếm 44-79% tổng hàm lượng protein. Nhìn chung, chất lượng protein của zein khá thấp bởi vì chúng thiếu một số axit amin thiết yếu, chủ yếu là lysine và tryptophan
Vitamin khoáng chất được tìm thấy tron hạt bắp ngô như axit linoleic, một axit béo không bão hòa đa, phần còn lại là chất béo không bão hòa đơn và chất béo bão hòa . Bên cạnh đó , vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol cũng như tạo hiệu quả cho việc giảm nồng độ cholesterol. Một số loại vitamin khác trong bắp như Mangan, Photpho, Kẽm, Magie, sắt, đồng , vitamin nhóm B , Kali Được tìm thấy trong cả bỏng ngô và ngô ngọt với hàm lượng khá cao, và có vai trò quan trọng với tế bào cơ thế .
Công dụng của bắp tươi và bắp sấy
Ăn bắp tươi và bắp nguyên hạt thường xuyên có thể có một số lợi ích dành cho sức khỏe. Một số công dụng của Bắp sấy cũng như việc hỗ trợ điều trị của bắp với sức khỏe con người như
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao thì dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và các gốc tự do làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn. Các anthocyanin và flavonoid có trong ngô là những chất chống lại gốc tự do mạnh. Chúng loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.
Giảm viêm: Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác. Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào.
Tăng hàm lượng chất sắt: Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin . Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.
Cải thiện thị lực: Lutein và zeaxanthin là hai caroteno đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các carotenoit này gây ra đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các rối loạn nhãn khoa do tuổi tác. Ngô chứa 21,9 μgg lutein và 10,3g zeaxanthin, cùng với ß-cryptoxanthin và ß-carotene.Hàm lượng carotene được phát hiện chứa nhiều nhất trong ngô vàng và thấp nhất trong ngô trắng và xanh
Ăn bắp tươi thật sự rất tốt cho cơ thể nhưng bắp tươi thường sẽ bị mất độ ngọt sau 1 ngày thu hoặc và việc để bắp trong những nơi ẩm thấp có thể phát sinh nấm mốc hoặc bắp mọc mập rất gây hại cho sức khỏe người dùng . Vì vậy , phát triển bắp sấy bằng công nghệ sấy bắp hiện đại đang được áp dụng rộng rãi để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng hạt bắp
Công nghệ sấy bắp hiện đại là gì ?
Trong quá khứ , để sấy ngô bắp người ta sẽ thường phơi khô bắp bằng cách treo trên máy nhà kết hợp xông khói bếp để hơi nóng từ ánh sáng mặt trời làm bắp dần mất nước và khô lại. Tuy nhiên làm theo cách này không thể tránh khỏi tình trạng một số vi sinh vật có hại tấn công nông sản hoặc vị ngọt của bắp cũng mau chóng mất đi . Ngày nay, với công nghệ sấy hiện đại , bắp sấy sau khi được thu hoạch sẽ tách hạt luộc và cấp đông để giữ độ ngọt. Sau đó hạt bắp đông lạnh sẽ được cho vào lò sấy chân không để sấy, trong lò sấy này , vì áp suất của lò cực thấp nên làm cho nước trong bắp bốc hơi nhanh hơn, thường ở 67 độ đã khử được hết nước trong bắp nên bắp không bị cứng mà vẫn khô ráo để sử dụng được trong lâu dài .
Với công nghệ sấy này , nhiều món ăn ngon đã được làm ra từ bấy sấy như bắp sấy bò lá chanh, bắp sấy nước mắm cay ngon xuất sắc và là cách để tiêu thụ nguồn chất xơ cực lớp từ bắp
Các món ăn làm từ bắp sấy
Có nhiều món ăn ngon làm từ bắp sấy trong đó phổ biến nhất là bắp sấy bò lá chanh và bắp sấy nước mắm cay
Bắp sấy bò lá chanh
Bắp sau khi được sấy sẽ được lắc trên chảo để áo qua lớp sốt khô bò lá chanh kèm theo các sợi khô bò lá chanh thật . Cách nấu món sốt của món bắp sấy bò lá chanh chính là cho vào 15gr bơ lạt rồi đun chảy, kế đến cho vào 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước và 1 muỗng canh ớt khô. Đảo đều trên bếp với lửa nhỏ đến khi đường tan thì để nguội cho sốt được sệt lại rồi cho bắp sấy và khô bò lá chanh vào lắc đến khi nước sốt áo hết các hột bắp và hỗn hợp bắp và bò trong chảo khô lại hoàn toàn. Trong trường hợp nhà bạn chỉ có bắp sấy và bò thì lá chanh bạn có thể dùng lá chanh tươi chiên sơ cho ra dầu rồi bỏ vào chung hỗ hợp bắp sấy bò lá chanh trên chảo lắc cho áo sốt. Món ăn hoàn thành có thể bày ra dĩa thưởng thức hoặc chờ nguội rồi đóng hộp. Món này ăn siêu ngon vì vừa có hạt bắp giòn ăn nghe rộp rộp, vị ngon ngọt măn mặn của thịt bò , vị the the đầu lưỡi của ớt bột tạo nên hương vị nồng nàn khó quên .
Bắp sấy nước mắm cay
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bắp Bò Ngâm Nước Mắm Ngon Lạ Miệng trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!