Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Đặc Sản Chuột Quay Lu Làm Sao Ngon Nhất được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuột quay lu là một trong những món chuột đơn giản mà dễ làm nhất nhưng lại đem lại vị cực ngon khi thưởng thức nhờ đặc điểm khác biệt khi làm chuột là không phải quay thông thường như quay vịt, quay heo mà là quay chuột trực tiếp trong lu tạo cảm giác cho thịt chuột ngon khác thường
Chuột quay lu là món ăn dân dã thường chỉ được làm để đãi khách quý hay khi có những bữa tiệc lớn tại miền Tây. Để chế biến món chuột quay lu ngon cần phải tốn rất nhiều công sức nhưng vị thịt đậm đà sẽ khiến cuộc vui lúc nào cũng trở nên vui hơn nhiều lần
Nguyên liệu chính của món thịt chuột quay lu cần chuẩn bị là:
4 -5 con chuột đồng loại 1/2 kg/con thường nên chọn chuột cống nhum
1 Lu nước mưa sạch
1 Bó rơm cho vào trong lu
Gia vị hàng ngày muối, đường, nước mắm, hạt nêm……
Rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo, xà lách
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì ta tiến hành làm món Chuột quay lu như sau:
Để chế biến món chuột quay lu phải chọn những chú béo múp tốt nhất là nên chọn chuột cống nhum. Làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Mở nắp lu, những chú chuột đồng chín vàng, mùi thơm hấp dẫn.
Bày chuột ra đĩa, dùng kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Kế đến là bưng ra mâm mời mọi người cùng thưởng thức một món đặc sản miền Tây. Món chuột quay lu rất công phu nên chỉ làm ở trong các bữa tiệc miền Tây tại các gia đình có lễ tiệc tự tay làm hoặc một số nhà hàng, quán ăn đặc sản mới làm món này cho mọi người thưởng thức
Món Thịt Chuột Đặc Sản Của Người Làng Giống
Cảnh mua bán chuột đồng đã sơ chế tấp nập ở ngã ba đầu chợ làng Giống. Khi nói về món ăn này, người dân cho biết có hương vị thơm ngon không kém các loại thịt gia súc phổ thông khác.
Những “thợ săn” ở làng đi bắt chuột đồng bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch và kéo dài đến Tết Nguyên đán, chủ yếu vào cuối vụ gặt khi cánh đồng còn trơ gốc rạ. Thời kỳ này chuột béo do được ăn lúa thóc trên cánh đồng.
Chuột bắt về phải còn tươi sống, sau đó dội nước sôi khoảng 70 độ C để làm sạch lông. Nếu nước quá nóng sẽ làm tuột da chuột, khó chế biến. Chuột bắt về thường được phân thành 2 loại, loại có màu lông vàng từ 2 – 3 lạng và loại lông đen người dân gọi là “chuột cống” trọng lượng từ 5 – 7 lạng. “Chuột cống” này là chuột to sống ở đồng ruộng không phải loại chui lủi quanh cống rãnh hôi thối các khu dân cư.
Quy trình sơ chế khá đơn giản, sau khi làm sạch lông, chuột được đem thui bằng rơm nếp, mổ bỏ ruột, giữ lại gan. Đầu, 4 chân và đuôi cũng bị cắt bỏ.
Thông thường người thợ bắt chuột đi từ 5h sáng đến khoảng 13h mới về. Chuột được sơ chế ngay sau đó để vừa tươi ngon và kịp mang ra chợ bán buổi chiều.
Ở làng Giống, người thợ bắt chuột đi khắp các cánh đồng để săn, có nhiều khi sang cả các vùng lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh.
Anh Nguyễn Văn Quân và bộ đồ nghề bắt chuột tự chế của mình. Người làng Giống bắt chuột mà không dùng tới chó, họ tìm hang chuột rồi đặt rọ vào các cửa hang sau đó dùng cuốc bới dần, chuột chạy tự chui vào rọ.
Trung bình anh Quân bắt một buổi được khoảng 20 kg chuột đồng, các “đồng nghiệp” của anh ở làng Giống cũng có sản lượng tương tự. Chuột sau khi được sơ chế bán tại chỗ với giá 150 nghìn/kg nguyên con chưa mổ.
Anh Nguyễn Văn Đoàn cũng là một thợ bắt chuột có thâm niên ở làng Giống. Thường gia đình anh sau khi sơ chế bán hết ngay tại nhà, khách muốn ăn phải đặt trước mới còn.
Theo người dân ở đây, thịt chuột thông thường được chế biến thành 3 món: giả cầy, luộc, quay. Thịt chuột đồng ăn không bị mùi hôi, hương vị sau chế biến thành món ăn lên đĩa cũng khá hấp dẫn và khác biệt.
Người dân làng Giống cho biết một tuần mà không có bữa thịt chuột thì lại cảm thấy thòm thèm, nhớ nhớ…
Say Lòng Với Những Món Đặc Sản Được Chế Biến Từ Cá Khoai
Say lòng với những món đặc sản được chế biến từ cá khoai
Dù có ngoại hình không mấy hấp dẫn nhưng những món ăn được chế biến từ cá khoai luôn được xem là đặc sản làm say lòng biết bao tín đồ ẩm thực Việt.
Cá khoai, đặc sản hấp dẫn của miền biển Việt
Cá khoai hay có nơi còn gọi là cá cháo là một loài cá sống ở chủ yếu ở vùng biển nông và gần bờ, thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Sở dĩ loài cá này có tên gọi như vậy là bởi thân hình tròn thon dài không có vảy, tựa như những củ khoai thế nên người dân miền biển đặt luôn cho chúng cái tên cá khoai để phân biệt với loài cá khác.
Món ngon từ cá khoai đầu tiên phải kể tên chính là lẩu cá khoai, một trong những món đặc sản nổi tiếng mà du khách khi đều mong muốn được một lần thưởng thức. Đặc biệt vào năm 2017, món lẩu này đã lọt vào top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam.
Thêm một món ngon từ cá khoai nữa mà không thể bỏ qua chính là khô cá khoai. Tuy nhiều vùng biển khác trên cả nước cũng có khô cá, nhưng nổi tiếng và chất lượng nhất thì phải kể đến khô cá khoai Cái Đôi Vàm ở Cà Mau.
Đặc sản Cà Mau này tạo được thương hiệu cho mình không chỉ bởi kinh nghiệm của người dân địa phương mà còn bởi nguyên liệu được lấy trực tiếp từ các tàu đánh cá nên các lúc nào cũng tươi rói. Chỉ cần đem cá về làm sạch, ướp thêm một ít muối để khử tanh rồi đặt thẳng thóm lên những cây sào tre hoặc vỉ tre rồi phơi nắng dăm ba bữa là có khô cá thành phẩm.
Cũng giống như nhiều loại cá khác, người dân xứ biển cũng rất hay sử dụng cá khoai để nấu canh chua. Món ngon từ cá khoai này không khó để nấu nên cứ đến mùa cá khoai về, đi đến đâu bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp nó trong mâm cơm gia đình của người dân.
Một điều quan trọng là trong khi nấu canh, nhất định không được khuấy hay đảo đẻ tránh thịt cá khoai tan trong nước khiến món canh mất đi sự hấp dẫn. Một bát canh chua đúng điệu phải có vị chua thanh mát của cà chua lẫn với vị ngọt bùi của cá khoai, thêm chút vị cay của ớt… hòa quyện vào nhau khiến ai ai cũng phải mê mẩn.
Nếu có dịp du lịch miền Tây đến vùng biển , hay Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu bạn nhất định không được bỏ qua món cháo cá khoai dân dã. Tuy không nổi tiếng bằng cháo cá lóc của ẩm thực miền Tây nhưng món ngon từ cá khoai này vẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, thanh mát và cực bổ dưỡng của mình.
Món ngon từ cá khoai này rất mát, bổ dưỡng lại lành tính nên từ người lớn đến trẻ con đều ưa thích. Từng miếng cá khoai có vị ngọt tự nhiên kết hợp với với mùi thơm của hành, cay nồng của tiêu, ớt và mát lành của các loại rau ăn kèm.
https://dulichvietnam.com.vn/nhung-mon-dac-san-duoc-che-bien-tu-ca-khoai.html
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Độc Đáo Món Gà Dồn Lá Chanh Quay Lu
Từ ngàn xưa, ông cha ta rất có ý thức trong việc chọn lựa món ăn, đặc biệt là bữa ăn trong ngày giỗ, ngày Tết và tiệc tùng. Do vậy mà nhiều gia đình đã chọn những món ăn vừa ngon, bổ vừa mang tính biểu trưng của nghệ thuật ẩm thực truyền thống và hiện đại, chẳng hạn như canh chua cá ba sa nấu bằng nước dừa tươi, gà ác hầm thuốc bắc, gà hấp lá chúc, chuột nướng muối ớt… Gần đây, nhiều bà nội trợ và nhiều đầu bếp khéo tay đã biến tấu món gà quay thành món “gà dồn lá chanh quay lu”, chỉ mới nghe qua cái tên cũng đã thấy hấp dẫn rồi.
Món gà dồn lá chanh quay lu hay nướng lu thật ra chỉ là biến tấu của món gà quay, gà đút lò cộng thêm với hương liệu gia truyền là lá chanh. Cách làm món này tuy đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế và cầu kỳ. Trước hết phải chọn cho được một con gà trống hoặc mái tơ, mà phải là gà nuôi thả mới chất lượng. Sau đó đem làm thịt, nhổ lông, rút xương, bỏ ruột, vệ sinh thật sạch, chỉ giữ lại bộ đồ lòng gà như gan, mề, tim. Treo gà lên cho ráo nước trước khi tẩm ướp gia vị như đường, muối, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi. Tóm lại mỗi đầu bếp có bí quyết riêng, dấu ấn riêng. Sau đó dùng lá chanh non dồn vào bụng gà trước khi cho vào lu quay.
Trong văn hóa ẩm thực, người miền Bắc có câu “Con gà cục tác lá chanh. Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi” cho nên gà luộc bao giờ cũng kèm theo lá chanh, còn người miền Nam ăn gà xé phay bao giờ cũng kèm thêm rau răm. Ngày nay, nhờ có sự giao thoa văn hóa từ các vùng miền và các dân tộc, nên nhiều món ăn đã được phổ biến rộng rãi trên cả nước. Chính những chiếc lá chanh đó không những thích hợp với khí hậu và thời tiết của từng miền mà còn vừa ngon vừa bổ, đảm bảo được tính cân bằng âm dương.
Món gà dồn lá chanh cũng không hẳn đơn thuần là vấn đề ăn uống mà còn là văn hóa, nó mang dấu ấn thời khẩn hoang và ngày càng có sức lan tỏa mạnh, càng cuốn hút nhiều tay sành điệu nghệ thuật ẩm thực, đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn đã tích cực khai thác và nâng nó lên thành đặc sản vượt hẳn nhiều món nướng khác.
Món này khoái khẩu nhất là phối hợp với cơm nếp chiên hoặc bánh bao, kèm thêm các món rau vị thuốc như rau răm, húng nhủi và tía tô, toàn là hương vị Việt. Nước chấm đặc trưng là muối tiêu chanh hoặc tàu vị yểu, tạo nên nhiều cung bậc chua – cay – mặn – ngọt khiến người ăn nhấm nháp mãi mà vẫn cảm thấy chưa no. Tất cả các thứ rau cải, nước chấm đều nói lên sự công phu, tỉ mỉ và tính thẩm mỹ của người đầu bếp.
Gà quay lu tuy là món ăn dân dã nhưng sao mỗi lần thưởng thức nó lại hấp dẫn đến lạ lùng. Nó ngon từ cái ngọt tự nhiên của thịt, từ vị beo béo, giòn giòn của lớp da và từ mùi thơm của chiếc lá, đặc biệt là ngon từ bàn tay cần cù, tỉ mỉ của người thợ nấu. Tất cả những cái ngon đó hòa quyện vào nhau khiến cho người ăn cảm thấy ngây ngất và sảng khoái. Nếu có thêm một vài ly rượu cay nồng, càng giúp cho buổi tiệc thêm phần hứng thú.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Đặc Sản Chuột Quay Lu Làm Sao Ngon Nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!