Bạn đang xem bài viết Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Từ 6 được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều mẹ vẫn thường nói rằng: Nghĩ xem cho con ăn gì thật sự đau đầu tốn thời gian hay việc lên thực đơn cho bé khiến các bé sao cho đủ dinh dưỡng như một thách thức vậy…
Lên thực đơn lựa chọn các món cháo cho bé ăn dặm theo giai đoạn
Giai đoạn ăn dặm dưới 1 tuổi thực sự quan trọng với các bé, bởi đây là khoảng thời gian hình thành thói quen ăn uống cũng như tạo tiền đề cho bé có những khẩu vị riêng ăn uống theo sở thích.
Cũng bởi vậy các mẹ hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn thực phẩm và cách nấu nướng cho bé nha!
1. Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm thời điểm 6 tháng là thực vật, bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa. Thời gian này các bé chủ yếu tập ăn nên 1 ngày chỉ từ 1 – 2 bữa ăn.
Bí quyết chọn lựa rau củ cho bé: với các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân. Đối với củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…
Hạn chế các loại rau, củ có thể gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp.
Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng cách: nấu riêng lẻ để theo dõi phản ứng của bé, nếu như bé xuất hiện vết đỏ nổi mẩn thì cần phải dừng loại thực phẩm đỏ ngay nha!
Một số món cháo cho bé ăn dặm cho bé như:
Cháo nấu theo tỉ lệ 3 – 6 thìa
Ngô ngọt hấp chín và rây nhuyễn đổ lẫn với cháo khoảng 3 thìa
Cải thảo luộc chín lấy nước dashi và rây cái cho bé ăn
Cà rốt luộc cùng bắp cải ra nước dashi ngọt thanh
Rây cà rốt và bắp cải nhuyễn
Đổ lẫn cà rốt và cháo
Khoai lang 1 miếng nhỏ hấp chín
Nghiền nát khoai đổ lẫn với cháo rây
Cải ngồng luộc chín và rây cho bé
Yến mạch 1 thìa cafe sau đó ngâm khoảng 30 phút với nước.
Đổ nước ra ngoài sau đó tiến hành xay nhuyễn yến mạch
Khấy đều với nước luộc bí đỏ sẽ cho món cháo yến mạch ngọt thơm
Các mẹ có thể tùy biến với nhiều loại rau củ khác nhau nữa, đa dạng bữa ăn đồng thời tạo hứng khởi cho bữa ăn mỗi ngày và điều quan trọng là cho bé viết vị thử các vị nhiều nguyên liệu thức ăn.
2. Các món cháo ăn dặm cho bé từ 7 – 12 tháng
Khi lớn hơn từ tháng thứ 7 trở đi các nguyên liệu làm thức ăn dặm cháo cho bé cũng trở nên đa dạng phong phú. Các mẹ có thể lựa chọn một số thực phẩm như:
Thịt mềm, các loại cá béo ( cá chép, cá hồi, cả quả…) Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/ phần ăn. Và mỗi ngày không nên ăn quá 3 lần như vậy sẽ dẫn tới tình trạng thừa chất.
Bí đỏ 1 miếng + 1 miếng nhỏ phô mai
Ninh cháo và rây bí đỏ trộn cùng thịt gà băm nhuyễn
Cá bống hấp chín gỡ lấy thịt và xay rau củ cà rốt + rau cải trộn lẫn
Đun sôi sốt lên với chút dầu ăn
Khuấy lên với cháo trắng
Cá lăng 1 miếng nhỏ hấp chín gỡ lấy thịt và xào với hành khô cho thơm
Rau củ như cà rốt và bí đao dằm nhuyễn
Trộn với cháo thành một hỗn hợp
Cháo cá hồi sốt cam – dành cho ngày cuối tuần
15g gạo xay hạt to 5g đậu lăng 10g cà rốt khoai tây thái nhỏ hoặc nạo nhỏ 30g cá hồi ( 2 miếng 5cmx3cm) 3 thìa nước cam 2 cọng măng tây 1 thìa bột năng ( mình dùng bột năng organic )
Một số lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Để tiết kiệm thời gian các mẹ có thể trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.
Đừng nên nấu 1 nồi cháo to và để con ăn cả ngày. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy chán ngấy thức ăn, đồng thời việc nấu đi nấu lại cháo 3 bữa sẽ mất đi ít nhiều dinh dưỡng.
Nên bổ sung thêm các loại dầu thực vật cho bé. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.
Các bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị sẽ ảnh hưởng tới thận của bé. Các mẹ vẫn nên tận dụng các gia vị từ thiên nhiên.
Các món cháo ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé tăng cân theo giai đoạn không quá khó thực hiện. Các mẹ có thể tranh thủ chút thời gian nghỉ là có ngay 1 món cháo thơm ngon cho các con.
Chúc các mẹ thành công với nhiều món ăn ngon cho bé!
Gợi Ý Thực Đơn 6 Món Cháo Cá Lóc Cho Bé Từ 7 Tháng Ăn Dặm
Cá lóc có tác dụng gì khi cho bé ăn dặm?
Cá lóc là một loại thực phẩm có tính bình rất giàu vitmain và khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ như: Canxi, Sắt, Protein, Lipid, Phốt Pho. Cứ trong 100g cá lóc sẽ bổ sung 100 calo bởi vậy mà cá lóc được rất nhiều các mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi với các món cháo cá lóc ăn dặm.
Thường thì trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được cá lóc rồi tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt cá trắng khi bé đã được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé đã ăn dặm tốt thì mẹ có thể cho bé tập làm quen với món cháo ăn dặm cá lóc khi bé được 7 tháng tuổi.
Cách chọn và sơ chế cá lóc cho bé ăn dặm
Chúng ta đều biết cá lóc có mùi rất tanh bởi vậy khi chế biến các món ăn dặm cho bé mẹ cần loại bỏ mùi tanh này để món ăn được hấp dẫn hơn với bé. Để loại bỏ mùi tanh từ cá lóc mẹ có thể luộc cá lóc với gừng.
Khi chọn mua cá lóc cho bé, tốt nhất mẹ nên chọn mua cá lóc đồng còn tươi sống có khối lượng khoảng 700g – 1kg. Bởi cá lóc ở khối lượng này sẽ chắc thịt nhất.
Trước khi chế biến cá lóc, mẹ cần rửa sạch cá rồi rửa thêm một lần nước bằng nước muối loãng hoặc nước giấm hoặc nước cốt tranh pha loãng. Cuối cùng mẹ rửa sạch cá qua bằng nước.
Khi chế biến món ăn từ cá lóc, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì sử dụng nước nguội thông thường. Việc này cũng sẽ làm giảm mùi tanh của cá trong món ăn dặm của bé đó.
Gợi ý thực đơn 6 món cháo cá lóc cho bé từ 7 tháng ăn dặm
1. Cháo cá lóc cà rốt cho bé 7 tháng tuổi
Mẹ nên bổ sung món cháo cá lóc cà rốt vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
Cháo chín nấu sẵn
Cá lóc: đã được làm sẵn và chia thành từng miếng nhỏ đủ cho bé ăn 1 bữa.
3 nát gừng để luộc cùng cá.
Bước 2: Cho cháo đã nấu sẵn và cà rốt mài nhỏ (bằng dụng cụ mài rau củ) nên bếp và nấu chín.
Bước 3: Thịt cá mẹ đem dằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của bé. Nếu mẹ muốn nhuyễn hơn thì mẹ có thể cho cá vào bằm nhuyễn.
Có 2 cách để nấu cháo cá lóc cho bé:
Cách 1: Thịt cá sau khi đã gỡ bỏ xương, da và bằm nhuyễn thì mẹ cho trực tiếp vào cháo. Với cách nấu này, mẹ sẽ giữ lại được độ ngọt của cá.
Bước 4: Khi cháo và cà rốt chín nhừ thì mẹ cho cá bằm nhuyễn vào nấu cùng tới chín (khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp đi). Cho thêm một chút dầu ăn cho trẻ, trộn đều (dầu ăn là một trong 4 nhóm chất quan trọng giúp quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé được tốt hơn).
2. Cháo cá lóc khoai lang cho bé 8 tháng
Khoai lang với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều tinh bột, ít đạm (acid amin), beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ như Canxi, Photpho, Kẽm, Sắt, Magie, Natri, Kali. Khi nấu cháo ăn dặm kết hợp khoai lang và cá lóc, mẹ sẽ có một món ăn dặm với khoai lang thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 1 chén cháo đã nấu chín (có độ sánh, mịn và dẻo).
Cá lóc: 2 thớ cá lóc
Khoai lang: 2 – 3 miếng (khoai lang trắng sẽ hỗ trợ tiêu hoá cho bé tốt hơn)
Vài nát gừng để khử mùi tanh khi hấp cá
Hành
Nước Dashi (dùng thay cho đường, bột ngọt và gia vị nêm)
Dầu mè
Bước 2: Khoai lang đem luộc chín rồi xay nhuyễn. Cháo trắng rây mịn, hành tím băm nhuyễn.
Bước 4: Nước sôi mẹ cho cháo trắng vào, đánh cháo ra và đảo đều.
Bước 5: Cháo sôi và tơi thì mẹ cho khoai lang xay nhuyễn vào, đảo đều và đun tới chín.
3. Cháo cá lóc bí đỏ cho bé 8 tháng ăn dặm
Nguyên liệu:
Cá lóc: 1 khoanh (mẹ có thể làm sạch da cá bằng muối hoặc bằng giấm, chanh)
Bí đó: 3 miếng nhỏ
Gừng: Luộc cùng với cá lóc giúp khử mùi tanh
Cháo trắng: 1 bát
Cho cá lóc vào nồi cùng gừng và luộc chín
Bước 2: Cá chín, mẹ vớt cả ra. Nước luộc cá mẹ có thể sử dụng để luộc chín bí đỏ. Trong lúc đợi bí đỏ chín thì mẹ lọc lấy thịt cá (bỏ xương và bỏ da cá) rồi tán nhuyễn.
Bước 3: Bí đỏ chín, mẹ cho cháo trắng vào, tán đều và đảo đều và đun tới sôi kỹ.
Bước 4: Cháo sôi kỹ và chín nhừ thì mẹ cho thịt cá vào, đảo đều. Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm một chút nước nắm dành cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Cháo trắng
Cà rốt
Rau mồng tới
Hành tím, gừng
Dầu ăn cho bé
Cá lóc đồng
Nước dashi: nước nấu từ rau, củ quả để thay cho gia vị nêm như từ đường, bột ngọt, bột nêm.
Bước 2: Cho dầu mè, hành tím còn lại vào phi chín vàng để xào lại cá cho thịt săn lại mùi rất thơm. Mẹ có thể cho thêm 2 – 3 muỗng nước Dashi giúp tăng độ ngọt của cá và đun một lúc tới hết nước để nước Dashi ngấm vào cá.
Bước 3: Rau mồng tơi, cà rốt mẹ đem rửa sạch, xay nhuyễn với một chút cháo trắng để tăng độ đặc để cháo không bị vữa.
Bước 4: Cho cháo và một chút nước vào nồi nấu tới chín nhừ. Cháo chín nhừ mẹ cho cà rốt, rau mồng tơi, thị cá lóc vào nồi và đảo đều khoảng 3 – 5 phút cho rau chín kỹ rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho cháo ra bát và đợi cháo nguội bớt trước khi cho bé ăn.
5. Cháo cá lóc rau dền cho bé 9 – 10 tháng ăn dặm
Bước 2: Rau dền luộc chín, xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo tới chín nhừ thì mẹ có cá vào khuấy đều. Cháo sôi thì mẹ cho thêm rau dền vào, khuấy đều đến khi chín và có độ mịn.
Bước 4: Đổ cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn trẻ em rồi trộn đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.
6. Cháo cá lóc, bí đỏ, cải bó xôi cho bé từ 7 tháng ăn dặm
Bí đỏ: Mẹ cắt thành miếng nhỏ và luộc chín
Cải bó xôi: Mẹ cắt bớt phần gốc già, cắt nhỏ và xay nhuyễn.
Bước 2: Mẹ có thể cho bí vào luộc chung với cá. Cá mẹ chỉ cần luộc tới chín tới còn bí mẹ có thể luộc chín nhừ một chút.
Bước 3: Cho bí và rau cải bó xôi cùng một chút nước vào máy xay để xay nhuyễn. Cá lóc bỏ vỏ, lọc xương và rằm nhuyễn.
Bước 5: Cháo sôi, mẹ cho rau đã xay vào nấu cùng, đảo đều và đun tới khi cháo sôi lại.
Bước 6: Đổ cháo chín ra bát, mẹ có thể cho thêm một chút dầu ăn trẻ em và đảo đều. Đợi cháo nguội bớt là mẹ đã có thể cho bé ăn được rồi.
Các Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm
1. Cháo cá hồi, củ dền, khoai môn ngon ngọt cho bé ăn dặmNguyên liệu – Cá hồi 1 miếng vừa đủ – Của dền đỏ 1 củ – Khoai môn cắt miếng vừa đủ – Cháo trữ đông
Cách làm – Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ. – Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên với chút dầu oliu, sau đó thì cho cá hồi vào xào cùng đến khi chín mềm. – Khoai môn cắt miếng vừa đủ, rửa sạch. Nếu chưa có cháo trữ đông thì các mẹ ninh khoai môn cùng với cháo đến khi chín nhừ. Còn với trường hợp có cháo trữ đông thì các mẹ luộc khoai đến khi chín mềm. Sau đó lấy thìa dầm nhỏ ra. – Củ cải đỏ gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc cùng với khoai môn đến khi chín. Băm hoặc nghiền nhuyễn – Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, tiếp đó thì cho khoai môn, củ dền đỏ vào quấy cùng. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.
2. Cháo ruốc cá hồi, rau cải cho bé ăn dặmNguyên liệu – Ruốc cá hồi vừa đủ – Rau cải vừa đủ – Cháo trữ đông
Cách làm – Rau cải lấy phần ngọn, lá non, rửa sạch. Trần qua rau cải với nước đun sôi, sau đó thì băm hoặc nghiền nhỏ. – Bắc nồi cháo trắng lên, cho ruốc cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào ngoáy cùng. Nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu.
3. Cháo cá hồi, rau chân vịt, cà rốt, phomai cho bé ăn dặmNguyên liệu – Cá hồi 1 miếng vừa đủ – Cà rốt cắt miếng vừa đủ – Hành củ 1 nhánh – Rau chân vịt vừa đủ – Pho mai 1 viên
Cách làm – Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ. – Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm. – Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn – Rau chân vịt chọn những cọng non, rửa sạch. Cho vào trần qua với nước luộc cà rốt sôi. – Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi, cà rốt vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chân vịt vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu, 1 viên phomai vào dằm nhỏ.
4. Cháo cá hồi, bí đỏ giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặmNguyên liệu – Cá hồi 1 miếng vừa đủ – Bí đỏ cắt miếng vừa đủ – Hành củ 1 nhánh
Cách làm – Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ. – Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm. – Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn – Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp bí đỏ vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.
5. Cháo cá hồi rau cải giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặmNguyên liệu – Cá hồi 1 miếng vừa đủ – Rau cải vừa đủ – Hành củ 1 nhánh
Cách làm – Cá hồi rửa sạch, thái mỏng – Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm. – Rau cải mẹ có thể trần qua với nước sôi để đỡ hăng hoặc có thể băm nhỏ trực tiếp ra. – Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.
Các Món Ăn Từ Bơ Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm
Có đến ¾ khối lượng chất béo nằm trong quả bơ, đây là loại trái cây trong top 10 loại quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bơ là nguồn cung cấp kali, axit folic, vitamin C, E, K, B, giàu chất xơ và gluxit. Đặc biệt loại quả này rất dễ tiêu hóa, giúp bé đi ngoài phân ổn định.
Cho bé ăn bơ hàng ngày có tốt không?
Cho bé ăn bơ với lượng nhất định khoảng 1 vài thìa mỗi ngày thì không sao nhưng lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn cách bữa để con không thấy nhàm chán. Đặc biệt trong quả bơ có hoạt chất gây bão hòa các chất trong thuốc bổ, nếu mẹ đang cho bé dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất dinh dưỡng thì không nên cho con ăn bơ. Đối với trẻ dị ứng quả bơ có thể gặp tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, phát ban, ngứa, … Vậy nên để con tiêu hóa tốt và không bị chán món, 1 tuần mẹ chỉ nên cho con ăn bơ từ 2 – 3 lần.
Trẻ 6 tháng tuổi ăn bao nhiêu bơ là đủ?
Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể ăn được các món ăn từ quả bơ rồi. Giai đoạn đầu tập ăn, mẹ chỉ nên cho con ăn 1 – 2 lần/tuần và đến giai đoạn sau thì có thể tăng lên 2 – 3 lần/tuần. Bé 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho con ăn 1 vài thìa nhỏ, cho đến khi con dừng thì nên dừng lại.
Lưu ý: không nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối vì bơ chữa rất nhiều calo và chất dinh dưỡng nên ăn vào buổi tối sẽ khó tiêu, con sẽ có cảm giác đầy bụng, khó ngủ.
2. Chế biến bơ cho bé ăn dặm
Bơ nghiền – Phù hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Nguyên liệu
– 1 miếng bơ chín vừa, không quá chín cũng không bị xanh
– Nước đun sôi để nguội: 2 thìa
Cách chế biến
– Dùng thìa xúc phần thịt bơ ra bát nhỏ
– Nghiền nhỏ bơ
– Dùng rây mắt nhỏ lọc bơ với 1 chút nước lọc để loại bỏ các phần còn gợn
– Cho bơ nghiền ra bát và cho con dùng
Bơ trộn sữa chua cho bé ăn dặm – Phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi trở lên
Nguyên liệu
– 1 miếng bơ chín vừa, không quá chín cũng không bị xanh
– 1 thìa canh sữa chua cho bé hoặc sữa chua không đường
Cách chế biến
– Nghiền nhuyễn bơ hoặc cắt bơ thành các miếng nhỏ để bé có thể nhai được
– Cho sữa chua trộn đều với bơ nghiền hoặc bơ thái đều được, bé có thể ăn trực tiếp
Bơ trộn táo – Phù hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi
Nguyên liệu:
– ½ trái táo
– 1 miếng bơ chín vừa
Cách thực hiện
– Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi đun sôi với 180ml cho táo chín mềm. Vớt táo ra bát cho ráo nước rồi đem nghiền nhuyễn.
– Bơ chín đem nghiền nhuyễn rồi trộn chung với phần táo đã nghiền là được món bơ trộn táo cho bé thưởng thức.
Bơ nghiền trộn chuối, kiwi – Phù hợp với bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Nguyên liệu
– Kiwi: ½ trái
– Chuối chín: ½ trái
– Bơ chín vừa: ¼ trái
Cách chế biến
– Chuối chín mẹ dằm nhuyễn
– Kiwi cũng mang nghiền nhuyễn trong rây rồi cho ra bát
– Bơ có thể nghiền hoặc cắt miếng nhỏ cho con tập nhai đều được. Sau đó đem trộn chung với kiwi nghiền và chuối dầm là được món bơ nghiền trộn chuối, kiwi cho con ăn.
Bơ, cà rốt, khoai tây – Phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi
Nguyên liệu
– Khoai tây: 1 củ cỡ trung
– Cà rốt: 1 củ nhỏ
– Bơ chín: ½ trái
– Sữa chua cho trẻ em hoặc sữa chua không đường: 1 hộp
Cách chế biến
– Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc nhỏ rồi cho vào nồi nước luộc chín
– Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ rồi cho vào luộc chín
– Cho cà rốt, khoai tây đã luộc chín vào nghiền nhuyễn
– Bơ chín lấy phần thịt bơ, nghiền nhuyễn trong rây rồi cho ra bát trộn hỗn hợp cà rốt, khoai tây nghiền.
– Đổ sữa chua lên trên và trộn đều là con có thể thưởng thức món bơ trộn rồi
Nguyên liệu
– Ức gà
– Bơ chín: ½ trái
– Dầu oliu: 3ml
Cách chế biến
– Ức gà rửa sạch rồi cho vào nồi hấp chín
– Lấy phần thịt bơ bỏ vào bát sạch
– Cho ức gà vào máy xay, xay lần 1 cho ức gà xé cơ bản sau đó thêm bơ và dầu oliu vào tiếp tục xay đến nhuyễn. Như vậy là hoàn thành món gà nghiền bơ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Từ 6 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!