Bạn đang xem bài viết Các Món Cá Miền Trung Và Nghệ Thuật Ăn Uống Huế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các món cá miền Trung và nghệ thuật ăn uống Huế
Các món cá miền Trung và nghệ thuật ăn uống HuếMón ăn Huế được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái đẹp, cảm nhận cái hồn của Huế không còn thấy cần tìm cái sự no nê. Ngay những thứ như lòng lợn, lòng bò vào tay các bà nội trợ Huế cũng trở thành những mỹ vị cao sang.
Đi quá Nghệ An, con heo đã thay thế con lợn cho đến tận Cà Mau. Từ đây phong vị của những người đi mở cõi thắm đượm trong bữa cơm. Đặc sắc địa phương cũng rõ nét ở các món ăn bởi sản vật, thời tiết và nhất là điều kiện sống. Món “cá gỗ” của Nghệ An có lẽ cũng là đặc trưng của nhiều vùng đất hẹp người đông của miền Trung. Với bờ biển dài, bề ngang hẹp của “dằng dặc khúc ruột miền Trung”, mắm ruốc, cá kho, đã đi vào mâm cơm của số đông thay cho “tương cà gia bản” của truyền thống miền Bắc. Món cá ngừ kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của của dọc suốt duyên hải miền Trung. Nói chung món cá kho miền Trung phần nhiều là cá biển và thường kho lẫn với các loại rau quả như khế, cà chua, thơm, dưa môn, dưa cải, chuối chát, trái vả, dưa hường, mít non…Món gỏi cũng phần lớn chế biến từ cá biển và các loại hải sản như tôm, mực, nổi tiếng có gỏi cá mai Phan Thiết. Suốt miền Trung cho đến miền Đông Nam Bộ có món gỏi mít non hấp dẫn. Miền Trung còn có món mì Quảng nổi tiếng. Tôi nghĩ, cũng như hủ tíu của Nam bộ, mì Quảng là biến thể của phở, đều từ bột bánh làm bằng gạo chan nước dùng. Ở vùng biển, tôm cá nhiều, bò trâu ít, phở trở thành món cao cấp nhớ mà thèm, bà con ta đã sáng tạo món mì Quảng, cũng là bánh sợi bột gạo, nhưng nước dùng từ tôm, thịt heo, thịt vịt. Có lẽ để bánh bột hòa hợp được với nước chan chế biến từ hải sản, bột bánh có pha nghệ cho thơm, có màu vàng hài hòa với màu tôm đỏ và làm mất mùi tanh của nước dùng nấu từ các loại hải sản. Mì Quảng thật ngon là loại chế biến từ bột bánh bằng gạo Phú Chiêm, tôm Cửa Đại, rau thơm Trà Quế. Từ đất Quảng, món mì Quảng giành được khẩu vị của tất cả các tỉnh miền Trung và tiến vào Sài Gòn với vị trí đặc sản.
Một trung tâm ăn uống lớn của miền Trung là Huế. Món ăn Huế là sự chọn lọc các món từ đàng ngoài và cải tiến, nâng cao cho phù hợp với thổ nghi, sản vật Huế. Cuộc sống vua chúa với nhu cầu hưởng lạc cao, nhất là sau khi giang san thu về một mối, chính là thời cơ vàng để các món ăn Huế phát triển. Bữa tiệc có hằng trăm đĩa nhỏ đựng các loại thức ăn khác nhau, chế biến khéo léo của xứ Đàng trong còn lưu lại. Trong các tập du ký của thương gia phương Tây là hình ảnh phỏng theo các bữa ăn vua chúa. Bữa ăn có rất nhiều món, mỗi món người ăn chỉ nếm một vài miếng. Có thể nói các món ăn Huế là tiêu biểu cho văn minh ăn uống Việt Nam cuối thế kỷ 18 sang thế kỷ 19.
Món ăn Huế được chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái đẹp, cảm nhận cái hồn của Huế không còn thấy cần tìm cái sự no nê. Ngay những thứ như lòng lợn, lòng bò vào tay các bà nội trợ Huế cũng trở thành những mỹ vị cao sang. Miếng cổ hữu lợn trở thành những vòng khuyên nhỏ thơm phức. Miếng lá sách bò hóa những đóa hoa trắng phau ngọt lịm, giòn mềm. Món cá kho của bình dân ba miền khi đến Huế cũng mang màu quý phái: cá bống thê lẫn thịt ba rọi, rau răm, ớt bột, tiêu, đường, nước mắm, nước màu, cho lửa liu riu và còn bí quyết gì nữa đây mà con cá kho khi lên đĩa nhìn trong suốt như hổ phách, đặt đũa lên thấy hơi cứng không vỡ nát.
Có hằng trăm món Huế, nhưng phổ biến rộng khắp không chỉ là những món cao cấp. Ngày nay, cả nước đều biết tiếng mắm tôm chua Huế ăn với thịt heo phay kèm khế, vả và các loại rau thơm. Bún bò Huế, cơm hến, tré, bánh lá… là những món ăn bình dân Huế nhưng ngày nay đã là món đặc sản trong thực đơn các khách sạn sang trọng. Cứ xem những món bình dân Huế cũng thấy được sự chế biến rất công phu. Nước dùng của bún bò Huế có yêu cầu giống như nước dùng của phở phải trong veo và ngọt lịm. Cái khó của nước dùng bún bò Huế là phải làm sao cho đậm vị mắm ruốc mà không hôi ruốc, điều đó đòi hỏi phải có một công đoạn riêng cho việc chế biến nước ruốc (Sách dạy nấu ăn của sở Giáo dục chúng tôi xuất bản chỉ hướng dẫn là “lọc mắm ruốc đổ vào nồi nước dùng”). Cả nước đều có món mắm tôm chua, nhưng có lẽ hương vị tôm chua Huế đặc sắc hơn là vì sự chế biến qua nhiều công đoạn và gồm nhiều thứ nguyên liệu (rượu, măng vòi, riềng, tỏi, ớt, xôi nếp, nước mắm ngon…). Bánh lá Huế là thứ bánh pha lẫn hai loại bột (bột năng và bột gạo) và hai lần đưa lên bếp (bột trộn gia vị khuấy chín rồi mới đem gói bánh với nhân tôm và đưa lên xửng hấp cách thủy). Tôm cho bánh lá cũng được chế biến thành hai loại: tôm chà bông làm nhân bánh và chả tôm để kẹp vào chiếc bánh lá đã hấp chín…
Báo Sài Gòn Tiếp Thị, Xuân Đinh Sửu, 1997
【Top 4】Các Loại Cá Biển Nướng Ngon Trứ Danh Tại Miền Trung
Việt Nam có đường bờ biển dài đến 3260 km chưa tính các đảo vì thế tài nguyên biển vô cùng phong phú đa dạng, đặc biệt là cá. Cá biển có đặc điểm rất giàu chất dinh dưỡng, ngọt tự nhiên và hầu hết không có mùi tanh như các loài cá nước ngọt. Trong các cách chế biến thì nướng là giữ được trọn vẹn độ tươi, ngọt của cá, đó là lý do người vùng biển rất thích nướng cá để thưởng thức hơn các cách chế biến khác. Vậy trong bài viết này chacangoctan sẽ chia sẻ đến các bạn các loại cá biển nướng ngon nhất và cách nướng đơn giản mà mình thường thực hiện.
Chuẩn bị gì để nướng cá vừa thơm vừa đơn giản?
Ngày nay có nhiều loại vỉ nướng cá bằng điện tử ra đời giúp cho việc chế biến được thuận tiện và nhanh gọn hơn nhưng gia đình mình vẫn thích dùng bếp than củi hơn. Dùng bếp than củi khá cực nhưng giúp giữ được độ ngọt của cá trọn vẹn, hương thơm ngào ngạt, nướng thôi đã thèm rồi.
Để cá không bị cháy khét, dính trên bếp than bạn hãy dùng một miếng lá chuối tươi xanh lót phía dưới, khi lá chuối cháy thì thay.
Các loại cá biển đã ngon ngọt và thơm tự nhiên nên chế biến càng đơn giản, càng ít gia vị thì càng ngon vì giữ được trọn vẹn hương vị của cá. Đặc biệt để làm nên món ăn ngon thì nhất định phải có nguyên liệu cá tươi ngon, rau sống tươi và nước chấm đúng chuẩn.
Dù có cực một chút nhưng chiều mát mà vừa ngồi nướng cá vừa nhâm nhi vài ly tán gẫu đôi ba chuyện thì quả là thú vui không gì bằng đấy.
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Nha Trang, mình có dịp ăn rất nhiều loại cá biển nhưng trong đó nướng ngon nhất là 4 loại cá da bò, cá bò hòm, cá ngừ và cá tắc kè.
Cá bò da (trắng hoặc đen) nướng
Cá bò da được yêu thích nhờ vào thịt trắng tươi, ngọt và ít xương, xương to. Việc chế biến cá da bò cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần rạch một đường ở đuôi loại bỏ lớp da ngoài của nó, rồi làm ruột nữa là xong. Lớp da ngoài được loại bỏ thì cá trở nên trắng sáng nhìn rất đẹp mắt.
Sau khi làm cá xong, bạn cắt xéo vài đường ở thân cá, để ráo hoặc lau khô.
Khi nướng lưu ý là kiên nhẫn một chút vì để nguyên ngon cá nên lâu chín đấy.
Đặc biệt đừng quên lót lá chuối vì da và thịt cá bò da rất dễ dính vào vỉ nướng. Nhà mình thường nướng mực kèm với cá bò da để nhâm nhi mực trước, chứ chờ cá bò da chín thì hơi lâu.
Cá bò hòm nhìn thì sợ mà ăn thì nghiệnNhìn cá bò hòm thú thật là mình rất sợ vì trông nó rất dữ và xấu xí nhưng nướng lên thì ôi thôi khỏi phải chê. Thịt cá bò hòm không chỉ ngọt, không tanh mà còn dai và béo.
Vì thế chúng rất được người dân vùng biển yêu thích chế biến thành nhiều món ăn như cá bò hòm hấp, cá bò hòm nướng mọi, cá bò hòm nướng muối ớt, …
Lườn Cá ngừ đại dương nướng – một trong các loại cá biển nướng ngon hàng đầu
Cá ngừ đại dương đặc biệt chỉ có ở các tỉnh miền Trung, trong đó, Tuy Hòa (Phú Yên) là nơi có sản lượng đánh bắt cao nhất hằng năm.
Với nhiều người cá ngừ đại dương không còn xa lạ với nhiều món đặc sản như cá ngừ cuốn với lá cải xanh chấm mù tạt, mắt cá ngừ chưng cách thủy, lòng cá ngừ xào, cháo đầu cá ngừ. Nhưng có một món cực kỳ đơn giản, dân dã, dễ làm nhưng hảo hạn không kém chính là lườn cá ngừ đại dương nướng.
Lườn chính là phần thịt nơi vùng bụng của cá rất dai và béo.
Chỉ cần cắt lát vừa ăn (cả da luôn nha) ướp với muối, ớt và một ít xả trong 30 phút là có thể cho lên bếp than hồng nướng rồi từ từ nhâm nhi với muối ớt xanh, bánh tráng rau thơm, dưa leo và xoài xắt mỏng là trọn vẹn luôn.
Mình mà về nhà là không bao giờ thiếu món này đâu, đặc biệt không cần ướp quá cầu kỳ, càng đơn giản càng tốt nhưng không thể thiếu muối vì giúp cá thêm đậm đà.
Với lại nhà mình thì không phân biệt lườn cá hay thịt cá, cắt tất mà nướng thôi nhưng công nhận lườn thì béo hơn. Ngoài ra lườn cá hồi còn có thể kho xả, nấu canh chua.
Cá tắc kè hay còn gọi là cá tàu bay là một trong những đặc sản ở nhiều nơi như Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Nhà Trắng, Vũng Tàu… Tuy hình thù xấu xí, nhỏ, thịt ít vì nhiều xương, da nhưng thịt lại cực kỳ ngọt và dai.
Đặc biệt chúng sống ở vùng biển sâu, xa bờ, chỉ tới mùa mới thấy bán ở chợ. Nhà mình thỉnh thoảng đánh bắt cào được một số con là để dành nướng thôi chứ không bán.
Đã hiếm lại ít thịt nên quý lắm đó, có là ba gửi vào Sài Gòn liền. Người ở mình có câu ” Cá thu, cá trích, cá mè. Im re khi gặp cá tắc kè nướng than.” để chỉ độ ngon tuyệt vời của loài cá này.
Cách chế biến cũng tương tự như những loài cá trên, rạch một đường ở bụng để bỏ ruột, rồi phết muối ớt vào lớp bụng, lớp ngoài da và nướng thôi.
Các loại cá biển nướng ngon khác Cá bắp nẻ Cá dìa nướng lá chuối – Đặc sản Nha Trang, Khánh HòaCá dìa có ở nhiều vùng biển nhưng ngon nhất vẫn là ở Nha Trang, Khánh Hòa. Bạn có thể dùng cá dìa để nấu canh chua hoặc nướng.
Khi nướng để bảo toàn nguyên vẹn phần bì và cốt của cá thì nên dùng lá chuối tươi để lót dưới vỉ nướng, điều này còn giúp hương thơm của lá hòa quyện với mùi thơm của cá.
Cá chình biển Cá đuối Cá chìa vô Cá nục Cá đối Cá hồi Cá chimCác Món Ngon Ngày Tết Dễ Làm Của 3 Miền Bắc Trung Nam
Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cổ với nhiều món ngon ngày Tết vô cùng đặc biệt. Mỗi năm mới có 1 lần sum họp đông đủ, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, nói cười ăn uống bên nhau trong sự vui vẻ ấm áp với nhiều ý nghĩa thiêng liêng…
Tết là khoảng thời gian quý giá nhất trong năm, là khởi đầu cho một năm mới và cũng là thời điểm đoàn viên của cả gia đình, thời điểm họ hàng được quây quần bên nhau thật vui vẻ để đón năm mới thật ấm cúng và hạnh phúc.
Ở mỗi gia đình, theo tùy vùng miền, tập tục mà sẽ có mâm cỗ ngày Tết thịnh soạn khác nhau, phù hợp theo truyền thống ở đó với nhiều món ăn ngày Tết thật đặc biệt.
Dù cũng là những món ăn ngày thường, nhưng hương vị sẽ bỗng dưng khác hẳn, vì đó là những ngày không hề giống ngày nào trong năm, gọi là ngày đoàn viên.
Thông thường, trong những ngày Tết các gia đình sẽ thường ăn đi ăn lại chỉ 2-3 món suốt nhiều ngày liên tục, thật sự sẽ rất ngán luôn. Có lẽ, lúc này gia đình bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn vài món để thay đổi hoặc kết hợp ăn cho đỡ ngán chứ không sẽ chịu gì nỗi đúng hem?
Những món ăn ngày Tết miền Nam 1. Bánh Tét ngày Tết của miền NamBánh Tét là một trong các món ăn ngày Tết mang sự tượng trưng rõ rệt nhất cho Tết cổ truyền ở miền Nam và miền Trung bên cạnh bánh chưng. Tuy nhiên, bánh Tét miền Nam thì hơi khác miền Trung một chút, nó có hai loại chính, đó là:
Bánh Tét nhân mặn: Nguyên liệu để làm chủ yếu là thịt mỡ truyền thống với đậu, ai thích biến tấu thì cho thêm cả lạp xưởng và trứng muối để làm thêm nhiều hương vị khác nhau, ăn đỡ ngán và ngon hơn.
Bánh Tét nhân ngọt: Nguyên liệu phổ biến để làm thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm khác nhau theo khẩu vị mình thích nữa.
2. Thịt kho hột vịtCó lẽ đây là món ăn ngày Tết thịnh nhất ở miền Nam luôn, đi nhà nào chắc sẽ cũng thấy, lắm khi ở nhà ngán lắm, trốn qua nhà bạn bè cũng thấy, đến nỗi muốn trốn luôn cả thế giới.
Vì những ngày giáp Tết như này thì nhà nhà trong miền Nam đều đã luôn thủ sẵn 1 nồi thịt kho hột vịt siêu to khổng lồ rồi, để ăn hết mùng mền luôn đó. Vì món này có thể ăn với cơm, cuốn với rau và bún chấm nước mắm/nước thịt cay (có ớt) cũng ngon lắm à nha.
Nếu bạn có nghe thêm những cái tên như thịt kho riệu hay thịt kho nước dừa thì cũng là món này luôn đó nha. Vì Nấm Khỏe là người miền Nam mà, ăn hết 5-6 ngày là thấy mún xỉu rồi, năm nay ăn 2 ngày thôi còn lại ăn món khác, hihi.
3. Củ kiệu với tôm khôÁi chà, món này cũng cực kỳ thông dụng luôn đó nghen, ở miền Nam thường ăn kết hợp củ kiệu tôm khô cùng với thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cũng hết xảy luôn đó nha các bạn.
Củ kiệu có thể tự làm, thường được ngâm chua ngọt trong hủ, khi ăn kết hợp kèm với tôm khô sẽ rất tuyệt, có thể rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn kết hợp cùng có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt… các chị em phụ nữ, cô dì miền Nam mê lắm.
Nếu bạn lần đầu ăn Tết ở trong Nam thì 2 món củ kiệu với thịt kho này sẽ là món ăn ngày Tết miền Nam thông dụng nhất luôn kết hợp cùng nhau.
4. Dưa giá hẹNgày Tết nếu có thể làm món dưa giá hẹ này thì cũng thật sự rất tốt, rất bổ dưỡng và ngon tuyệt, bởi nó có thể kết hợp với cơm hoặc thịt kho hột vịt cuốn bánh tráng cùng củ kiệu tôm khô, 3 món này ăn cùng sẽ ngon hơn và giải ngán hiệu quả.
Nguyên liệu chủ yếu để làm món dưa giá này đơn giản cực, chỉ cần giá, hẹ, cà rốt là đủ… ăn sẽ có vị giòn ngon, tính mát nên món dưa giá hẹ được nhiều người chọn làm món phụ để ăn kết hợp, để giúp cơ thể giải nhiệt trong những ngày Tết nữa.
5. Canh khổ qua nhồi thịtMón này có lẽ bạn ăn thường ngày, nhưng mà sẽ thật đặc biệt khi ngày Tết có thêm món khổ qua nhồi thịt, nó sẽ làm cho bữa ăn thêm phong phú, bớt ngán mà lại còn có ý nghĩa thú vị nữa, đó là đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Không những thế, ngày Tết thì biết bao nhiêu món nóng được tống vào cơ thể của bạn, nếu dùng món ăn này sẽ thật sự bổ dưỡng và giúp giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả trong những ngày Tết.
6. Lạp xưởngChu choa, lạp xưởng cũng là một trong những món ăn cực phổ biến ở miền Nam đó he. Mỗi khi xuân về, gần giáp Tết là mọi người lại tìm mua lạp xưởng nhiều hơn, vì nó không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết được.
7. Chà Bông Nấm HươngMiền Nam gọi chà bông (miền Bắc gọi là ruốc) vốn là một trong các món ăn thông dụng mỗi ngày của nhiều người vì dễ kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau và tiện lợi vì có thể mang đi nhiều nơi dùng.
Chà bông thường làm từ thịt heo, nhưng sẽ tốt hơn nếu làm chà bông từ chân Nấm Hương khô vì loại nấm này ăn cực ngon lại vô cùng giàu dinh dưỡng, khó ngán, dễ ghiền, thuần chay, không nóng, vị thanh ngọt.
Món ăn ngày Tết miền Trung 1. Bánh Tét miền TrungCũng là bánh Tét, nhưng miền Trung lại làm món này khá đơn giản hơn trong Nam mình nhiều, không cầu kỳ. Là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người miền Trung chịu thương chịu khó.
Cũng vì sự đơn giản của bánh Tét miền Trung, nên khi ăn vào ta có thể cảm nhận rõ rệt được vị ngon của từng nguyên liệu có bên trong và độ hấp dẫn.
Đối với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa riêng, đó là ” sự hội tụ của đất và trời “. Nếu bánh chưng của người Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và Nam thường được gói bằng lá chuối.
Mặc dù chúng được chế biến giống nhau về nguyên liệu, ăn không khác nhau mấy, nhưng bánh Tét bạn thấy là đòn hình trụ, bánh Chưng hình vuông.
2. Nem chuaDù là món ăn ngày Tết thông dụng của người miền Trung, nhưng người miền Nam cũng rất mê món này, luôn có sẵn để ăn vào những ngày Tết. Nem có đủ vị chua ngọt mặn và vị hơi cay của ớt, ăn rồi bạn sẽ thấy cực kỳ thú vị.
Nếu được người miền Trung đãi thử những món ngon ngày Tết mà có nem nướng cùng ít rượu thì bạn hẳn sẽ càng thấy đặc biệt hơn.
Món ăn đặc sản miền Trung này được làm chủ yếu từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị xong rồi được gói lại trong lá ổi cùng 1 miếng ớt hay lá chùm ruột để trong vài ngày, chúng sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay và có màu đỏ hồng.
Món nem chua đặc trưng của miền Trung bạn thấy sẽ rất mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để cho tăng hương vị lên. Một món ăn có 3 4 vị một lúc cực đặc biệt, ăn rồi sẽ khó quên.
3. Dưa mónNếu miền Nam có củ kiệu đơn giản thì miền Trung sẽ có dưa món, món đặc trưng vị tựa củ kiệu nhưng lại đa vị hơn nữa.
Bởi dưa món được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo, củ kiệu,… các loại nguyên liệu này đã vô tình tạo nên món ăn ngày Tết ngon không thể tả của người Trung.
Mặc dù trông nó khá đơn giản, nhưng để có thể làm được món dưa món này được chuẩn và ngon vị thì sẽ tiêu tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ đâu nghen.
Bạn hoàn toàn có thể cắt một lát bánh Tét dẻo mềm ra để ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua thì chu choa ơi, nó sẽ đem đến cho bạn một cảm giác lạ miệng rất khó cưỡng, một hương vị rất tuyệt, mang chất riêng trong những ngày Tết như này.
4. Tôm chuaTôm chua là một trong những món đặc sản Huế, nếu đã từng du lịch đến đây một lần thì mới biết đươc món này. Đây không chỉ là món ăn thường, mà nó là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung.
Món ăn này có vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua của khế, chát của xả, hương của các loại rau thơm và vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt… chỉ vậy thôi bạn cũng thấy được một món ăn đa vị độc lạ và ngon đến nhường nào rồi.
5. Chả bòNấm Khỏe đã từng du lịch 1 phen ra miền Trung, thấy trong bàn tiệc mà họ làm để đãi khách thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng rất thú vị, không ngờ đây cũng là một trong những món ngon ngày Tết của người miền Trung đáng yêu.
Món chả bò này ăn khá dai dai với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
6. Thịt heo ngâm mắmMón này tuy của miền Trung nhưng lại được nhiều người ở trong miền Nam yêu thích, đó là món thịt heo ngâm mắm, đây là một trong những món ngon ngày Tết vô cùng ngon của người miền Trung vào mỗi dịp xuân về, tương tự món lạp xưởng trong Nam.
Nguyên liệu để làm món này đó là thịt heo nạt mỡ thái lát mỏng, có thể dùng thịt bò nhưng ít ai làm, có lẽ vì không ngon bằng làm với thịt heo. Sau khi sơ chế thịt heo xong thì sẽ được cho vào hủ để ngâm với nước mắm đường (pha nấu theo một tỉ lệ nhất định).
Khi bạn ăn cơm cùng món thịt heo ngâm mắm này sẽ thấy có vị mặn mặn đến nhăn méo mặt, nhưng lại cũng có vị ngọt, chúng thường được ăn kèm với dưa món hay củ kiệu chua ngọt nữa, ngon hơn khi cuốn bánh tráng với rau sống, rau thơm chấm mắm ngọt.
Món ăn ngày Tết miền Bắc 1. Bánh Chưng miền BắcNếu miền Nam và Trung có bánh Tét thì miền Bắc là cội nguồn của bánh Chưng, mặc dù ngày nay cả 3 miền đều có luôn 2 loại bánh này trong mâm cỗ ngày Tết. Làm một món bánh để trao tặng tận tay nhau thể hiện tình cảm trân quý cực thú vị.
Bánh Chưng được ví là món ăn của đất trời, là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, một chút tiêu cay nhẹ cùng món thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết cổ truyền thú vị của người Việt.
Trong Nam hiếm có nhà nào nấu bánh Chưng, nhưng chắc hẳn miền Trung và Bắc nấu bánh Chưng khá nhiều, cái khung cảnh cả gia đình ngồi nấu nồi bánh chưng, đợi chín, gói bánh thật vui vẻ hạnh phúc và ấm cúng.
2. Thịt đông lạnhMón thịt đông là món ngon ngày Tết đối với người miền Bắc, được dùng nhiều mùa đông và Tết, một trong những món ăn đặc biệt và mang tính truyền thống, độc đáo và tinh túy của người miền Bắc.
Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì lợn và bảo quản trong tủ lạnh cho thịt đông lại thì trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Món này ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và mát cả răng miệng.
Trước khi ăn, bạn lấy thịt đông ra, cắt thành nhiều lát mỏng hoặc dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức. Ăn thịt đông với cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất pha với chanh ớt, ăn sẽ rất ngon.
3. Xôi gấcTrong Nam hay dùng xôi đậu xanh, nhưng ngoài bắc hay dùng xôi gấc, một món ăn góp phần trong mâm cỗ ngày Tết thêm phần đặc sắc và thú vị.
Xôi gấc được nấu chính yếu là từ gạo nếp ngon, được trộn thêm với gấc tươi, nước cốt dừa rồi cho vào nồi để hấp. Quá trình đun xôi hoàn tất, xôi khi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.
Ăn xôi gấc vào, bạn sẽ cảm nhận được cái vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa cùng chút vị ngọt nhẹ của đường.
Ý nghĩa của xôi gấc được minh họa theo màu, vì nó có màu đỏ, đó là màu tượng trưng cho Tết, là màu của hạnh phúc, là màu của một năm mới may mắn phát tài.
4. Giò/Chà giòGiò là một trong những món ăn ngon ngày Tết của người Bắc, nguyên liệu được làm từ thịt heo, đem giã nhuyễn trong cối đá và rồi gói lại trước qua 1 gói nilong gói ngoài bằng lá chuối, sau đó được đem đi hấp chín.
Gió có ý nghĩa với người miền Bắc nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, thường được thái thành từng khoanh dày tầm 1cm hoặc cắt đôi khoanh đó ra.
Vị của nó rất ngon, chấm cùng nước mắm mặn ăn cùng cơm nóng là hết xảy.
5. Nem ránNếu ẩm thực miền Trung có nem nướng thì ẩm thực miền Bắc không thể thiếu được món nem rán tuyệt vời này. Bên trong được làm từ thịt, Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) và giá rồi đem rán lên tới khi bên ngoài màu vàng óng.
Nem rán được coi là một món ăn ngày Tết ngon độc đáo và hấp dẫn cực kỳ đối với người miền Bắc, nên nó còn được gọi với cái tên ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.
6. Dưa hànhNgười miền Bắc có rất nhiều món ăn ngon tựa sơn hào hải vị vô cùng ngon độc lạ cho tới những món ăn dân dã, trong số đó thì món hành muối chua lại chiếm vị thế vô cùng quan trọng, được nhiều người thích, luôn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết, còn gọi là dưa hành.
Kết luận về các món ngon ngày TếtBạn cũng thấy rồi đó, tất cả các món ăn ngày Tết đều là món ngon 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi món ăn đều mang theo một màu sắc, hương vị và ý nghĩa của riêng nơi đó, con người nơi đó.
Nhưng tựu chung lại, các món ăn này đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cổ ngày Tết thêm phong phú, trang trọng và mang nhiều ý nghĩa tốt lành.
Đặc biệt, nếu kết hợp cùng nhau sẽ càng thêm ngon hơn, nhiều hương vị hơn, giúp chống ngán khi phải ăn cùng 1 món nhiều vào ngày Tết.
MÓN NGON MỖI NGÀY
Mỗi miền đều có một cái chất riêng, một gu ẩm thực riêng, một ý nghĩa cổ truyền riêng, nhưng mãi là con người Việt Nam, chung 1 dòng máu, mãi là những món ăn độc lạ mang đậm bản sắc Việt muôn đời, không bao giờ thay đổi.
Cách Làm Món Cá Ngừ Kho Thơm Miền Trung Hấp Dẫn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá ngừ khi mua về cần loại bỏ phần da, do da cá ngừ có thể chứa thủy ngân gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để loại bỏ phần da cá ngừ, bạn dùng dao nhọn rạch dưới lớp cá khoảng 0.5cm rồi nhẹ nhàng lọc bỏ hết phần da.
Ngoài ra, phần bụng của cá có những lớp màng đen là một trong những nguyên nhân khiến nồi cá bị tanh. Bạn bóc hết phần màng đen đó, dùng chanh hoặc xát muối vào thân cá để khử mùi tanh rồi rửa cá lại thật sạch với nước vo gạo, sau đó để ráo nước, thái thành những lát dày khoảng 2cm.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
Thơm rửa sạch, thái lát vừa ăn. Ướp thơm với 2 muỗng đường, trộn đều và giữ yên trong khoảng 15 phút.
Ớt rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ.
Hành lá nhặt kỹ, rửa sạch, đập dập rồi thái nhuyễn.
Ướp hạt nêm, muối, bột ớt, một ít đường và ½ muỗng nước mắm vào cá. Cho thêm ớt và gốc hành lá băm nhuyễn vào, đeo găng tay rồi trộn đều để cá ngấm gia vị.
Ướp cá trong khoảng 10 – 15 phút. Nếu bạn muốn có món cá kho thơm cà chua ngon đậm đà, hãy ướp cá với gia vị trong khoảng 2
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo một lượng dầu vừa đủ rồi chiên vàng hai mặt cá. Gắp cá ra đĩa, để riêng, cá được chiên vàng khi kho sẽ thơm ngon hơn và có màu sắc hấp dẫn, bắt mắt hơn.
Thơm sau khi ướp cho vào chảo nóng, thêm nước dừa, rim với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút, đến khi thơm chín mềm thì tắt bếp.
Làm nóng nồi, cho dầu ăn vào rồi đun sôi 1 muỗng canh đường để làm nước màu. Khi đường đã chuyển sang màu vàng nâu thì cho cá ngừ đã chiên vào.
Đổ phần nước dừa còn lại vào nồi, thêm thơm, hành lá, ớt băm, 1 muỗng ớt bột để món cá ngừ kho thơm có màu sắc hấp dẫn.
Đun liu riu với lửa nhỏ, nêm lại gia vị với 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, ½ muỗng đường. Khi thấy nước kho cá cạn bớt chỉ còn khoảng một nửa, cá chín, có màu sắc hấp dẫn thì rắc thêm một ít tiêu xay rồi tắt bếp.
Bước 4: Hoàn thành và trình bàyBày món cá ngừ kho thơm ra đĩa, rắc một ít tiêu xay và ớt thái lát là có thể thưởng thức món ăn ngay. Cá ngừ tươi ngọt, thịt dai ngon ngấm đều gia vị tạo nên món cá kho đậm đà, hấp dẫn.
Hình ảnh các bước làm Cá ngừ kho thơmBên trên là cách nấu món Cá ngừ kho thơm được Hoanghaigoup chọn lọc để gửi đến quý độc giả. Cá ngừ kho thơm luôn là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cùng với những cách chế biến độc đáo đa dạng. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách nấu các món lẩu cho gia đình của mình.
Hoàng Hải Group trang uy tín chuyên chia sẽ về thực đơn các món ăn đãi tiệc, tiệc cưới, các món ăn gia đình, món ăn hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Cách Nấu Món Bún Cá Thu Miền Trung Thơm Ngon Nức Lòng
Bún cá thu là món ăn quen thuộc mang đậm phong vị miền Trung. Bí quyết nấu món bún đậm đà này nằm ở những nguyên liệu tươi ngon cùng công thức nấu ăn tuyệt đỉnh. Bài viết, Cửa hàng thực phẩm sạch Ba Ken Mart này sẽ bật mí đến các nàng yêu thích nấu ăn cách nấu món bún cá thu cho ra hương vị tuyệt vời nhất!
Muốn nấu được bún cá thu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
500gr cá thu
Nửa trái thơm chín
2 trái cà chua chín
50gr hành lá
50gr ngò tây
3 – 5 quả ớt sừng đỏ
Hành khô, tỏi với lượng vừa đủ
500ml nước dừa tươi
1kg bún
Rau sống: xà lách, rau thơm, rau giá…
Sơ chế nguyên vật liệuCác loại gia vị để nêm nếm
Hãy cắt cá thu thành các lát dài và rửa sạch. Sau đó để ráo rồi ướp cá với một lượng muối vừa đủ để cá được tươi ngon hơn.
Gọt vỏ và cắt nhỏ phần thơm, cà chua đem rửa sạch rồi cắt lát, hành lá cùng ngò tây thì rửa và cắt mịn. Lưu ý nên giữ lại khoảng 5cm phần đầu hành.
Nhặt rau sống và rửa sạch, băm nhỏ hành tỏi, cắt lát phần ớt đỏ sừng.
Nấu bún cá thuCho lần lượt phần cá thu đã cắt lát vào trong chảo dầu nóng trên bếp lửa. Bạn nên sử dụng chảo chống dính. Đối với chảo bình thường, hãy rang một lớp mỏng muối tinh để cá không bị dính và có màu vàng đầy bắt mắt.
Phi hành tỏi đã băm nhuyễn để tạo mùi hương hấp dẫn. Khi hành tỏi đã vàng, cho cà chua vào cùng nửa muỗng bột ngọt, một muỗng bột nêm, một muỗng nước mắm vào trộn nhẹ cho thấm gia vị. Bạn nên để lửa nhỏ liu riu để cà chua mềm.
Lấy phần nước dừa đã chuẩn bị đổ vào nồi cà chua sau khi nhận thấy nó đã đủ mềm và cho ra màu sắc đỏ đẹp mắt. Tiếp theo đổ phần cá đã chiên vào. Lửa lúc này nên được vặn nhỏ và đậy nắp để gia vị thấm đậm đà.
Tiếp tục nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị gia đình bạn. Sau khi nhận thấy mọi thứ đã hoàn hảo thì mới cho đầu hành, hành lá, ngò tây, ớt vào khuấy nhẹ rồi tắt bếp.
Thành phẩmNhững bước trong công thức trên đã giúp bạn có ngay một món bún cá thu thơm ngon đậm vị miền Trung rồi đấy. Bây giờ chỉ việc bày mọi thứ ra tô đĩa rồi mời cả nhà cùng thưởng thức thôi.
Bí quyết lựa chọn cá thu tươi ngonĐể có một phần bún cá thu thơm ngon đậm đà, thì cá thu đóng vai trò lớn nhất trong việc quyết định hương vị của món ăn. Bởi vì chỉ khi chọn được cá thực sự tươi, món ăn mới mang vị ngọt thanh. Còn nếu cá tanh, không chỉ giảm mùi vị của bún lại mà còn khiến cho gia đình bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì ngộ độc thực phẩm.
Vậy làm sao để chọn đúng loại cá thu tươi ngon. Hãy với An Moc Mart cùng đến với một số bí quyết thông qua các dấu hiệu được nhiều bà nội trợ tin dùng sau đây
Chọn cá bằng mắt thường: Quan sát mắt có để biết độ tươi ngon, khi mắt chúng còn trong và lồi nhẹ thì có thể nói chúng khá tươi đấy. Ngược lại, cá bị ướp lạnh sẽ có đôi mắt ngả đục và bị đổi màu với hốc mắt to khác thường.Quan sát phần mang: Mang cá nếu dính chặt vào thân với màu đỏ thì hẳn là nó khá tươi ngon rồi đấy!Quan sát phần bụng: Bụng cá tươi sẽ lép phẳng với phần hậu môn thụt sâu bên trongDùng tay ấn cá: Ấn nhẹ tay vào cá nếu cảm nhận được độ đàn hồi và săn chắc thì nó hẳn còn tươi. Ngược lại cá mềm nhũn thì thịt nó sẽ không còn ngon vì đã để qua nhiều ngày.Nhận biết bằng mùi: Nếu cá thu có mùi lạ như mùi dầu hôi và khá khác lạ so với mùi tanh bình thường của cá thì đó là loại cá bạn không nên mua về để ăn uống, bởi vì có khả năng nó bị ươn hoặc bị ngâm qua hóa chất rồi.
Địa Điểm Ăn Uống Tại Hà Nội Có Các Món Nhậu Ngon
Các món ăn được làm từ thịt chim và gỏi cá luôn là những món ăn được yêu thích và ưa chuộng nhất của những dân nhậu. Chúng giúp thực khách có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức món ăn và trò chuyện quây quần cùng nhau.
Món ăn đặc biệt khi thưởng thức một lần sẽ bị lôi cuốn ngay bởi hương vị thơm ngon chính là món gỏi cá mè được làm đúng vị gỏi cá mè của người dân Bắc Giang. Gỏi cá mè ăn không hề có mùi tanh, được ăn kèm với rất nhiều loại rau và đặc biệt là nước chấm gỏi được chế biến công phu từ nhiều loại gia vị khác nhau. Nếu chưa từng thưởng thức món gỏi cá mè đúng vị thì bạn hãy đến ngay nhà hàng quán Họ Hứa để được phục vụ món ăn này.
Không gian ăn uống thoải mái
Điểm chú ý thứ hai mà các thực khách muốn tìm kiếm ở những địa điểm ăn uống chính là không gian quán ăn. Một địa điểm ăn uống ngon cần có không gian ăn uống sạch sẽ, thoáng đãng nhưng đặc biệt phải là một không gian thoải mái để mọi người có thể trò truyện với nhau.
Nhà hàng Quán Họ Hứa có không gian ăn uống rộng rãi với 5 tầng, mỗi tầng được bố trí rất nhiều bàn ăn có thể phục vụ thoải mái cho rất nhiều thực khách. Phục vụ cả những buổi tiệc liên hoan, sinh nhật.
Chính vì vậy lựa chọn nhà hàng Quán Họ Hứa để tụ tập bạn bè người thân trong những bữa ăn thân mật là điều hoàn toàn thích hợp đối với những thực khách tại Hà Nội.
Phục vụ chu đáo, nhiệt tình
Khách hàng khi đến với nhà hàng Quán Họ Hứa sẽ được chào đón từ khi bước vào không gian của nhà hàng. Nhân viên tại nhà hàng phục vụ chu đáo, nhiệt tình mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Bất kể là thời gian nào trong bữa ăn, khách hàng cũng có thể chọn món và gọi món mà không mất thời gian chờ đợi lâu. Tất cả các khâu từ những chi tiết nhỏ nhất luôn được nhân viên nhà hàng quan sát và sắp xếp chu đáo.
Với những lý do kể trên, nhà hàng Quán Họ Hứa xứng đáng là một trong những địa điểm ăn uống tại Hà Nội có những món nhậu ngon và được yêu thích về phong cách phục vụ lịch sự của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Cá Miền Trung Và Nghệ Thuật Ăn Uống Huế trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!