Bạn đang xem bài viết Các Món Ăn Độc Của Việt Nam Gây Bối Rối Cho Du Khách Nước Ngoài được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tiết canh là một trong những món ăn độc đáo được lưu truyền từ xưa đến nay với quan niệm của người xưa, máu tươi là một vị thuốc bổ màu nhiệm. Tiết canh được làm từ máu heo, máu dê, nhưng chủ yếu vẫn được làm từ máu vịt. Máu động vật được pha với chút nước mắm hoặc nước muối, rồi cho thịt, sụn nhỏ để làm đông tiết.
Tiet Canh Vit aka Duck Blood Soup – Why Would You Eat That?
THỊT CHÓ
Thịt chó là vấn đề tranh cãi không chỉ với quốc tế, mà thậm chí thế hệ trẻ ngày nay cũng đang tuyên truyền, cổ động phản đối việc ăn thịt chó. Từ xưa, thịt chó phổ biến tại các tỉnh miền Bắc, thậm chí còn được nhắc đến trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Người dân quan niệm rằng ăn thịt chó sẽ có tác dụng “giải xui”.
Thịt chó ngon nhất khi ăn cùng củ riềng và lá mơ – Ảnh: ruouthitcho Không ai phủ nhận giá trị dinh dưỡng của thịt chó – Ảnh: sohanews
Thế nhưng với thế giới, chó không chỉ là một vật nuôi trong nhà, mà còn là người bạn thân, chia sẽ buồn vui với con người, nên họ gần như không chấp nhận ăn thịt chó, tại nhiều nước phương Tây và Hồi giáo, việc ăn thịt chó thậm chí còn bị cấm.
THỊT CHUỘT
Ở Việt Nam, ai cũng biết đến chuột nhưng ít ai … ưa loài động vật nhỏ nhắn này. Do sống chui rút trong các hốc, kẹt, thậm chí dưới cống, những nơi hôi hám, nhiều mầm bệnh nên chỉ việc chạm vào nó đã thấy kinh dị rồi, đừng nói đến việc bỏ nó vào miệng. Tuy vậy chuột đồng lại là món đặc sản thuộc loại có giá trong thực đơn của các nhà hàng Việt Nam.
Thịt chuột đồng bán tại các nhà hàng Sài Gòn với giá khoảng 80,000đ/ dĩa – Ảnh: Sưu tầm Cũng khá ngon mắt nếu như … không biết đó là thịt chuột – Ảnh: healthplus
Vào các mùa gặt, chuột đồng sống trên các đồng lúa và ăn lúa, thóc chín nên khá sạch sẽ. Thịt chuột đồng có màu trắng và mùi thơm như thịt gà, sau khi sơ chế cẩn thận, thịt chuột được chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi bà nội trợ ở vùng quê “bỏ túi” hàng chục cách chế biến chuột khác nhau như kho nước dừa, xào xả ớt, xào lá lách, lá quýt hoặc nướng lá chanh.
Vào cuối mùa gặt, cả trẻ em và người lớn cùng ra đồng bắt chuột – Ảnh: dietmoitoanquoc Cách chế biến thịt chuột được ưa thích nhất là nước hoặc thui rơm – Ảnh: Sưu tầm
ẤU TRÙNG
Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á có truyền thống ăn các loại … ấu trùng từ xưa vì ít tốn kém, dễ bắt và đặc biệt là giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Ấu trùng, hay còn gọi là nhộng là một giai đoạn trong quá trình biến đổi từ các loài sâu thành côn trùng hoàn chỉnh, nhộng thường không di chuyển và tự kiếm ăn được, mà nó sống dựa vào chất dinh dưỡng có sẵn trong vỏ, do đó chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đuông dừa ngâm nước mắm là món ăn khoái khẩu để nhâm nhi cùng rượu – Ảnh: foody Nhộng ong đòi hỏi sơ chế khá cầu kỳ – Ảnh: phuot
Một số loại ấu trùng được dùng trong ẩm thực Việt Nam là đuông dừa, nhộng ong, nhộng ve sầu và nhộng tằm với nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là xào dừa và chiên giòn. Mặc dù giá trinh dinh dưỡng thuộc hàng cực cao, nhưng các du khách nước ngoài thường vẫn không thể nào dám thử khi nghĩ đến hình ảnh mình đang đưa vào miệng một chú sâu núc ních.
Nhộng là món ăn ngon và nhiều dinh dưỡng – Ảnh: thegioicontrung
Những món ăn trên tuy có phần khó thử, khó ăn, nhưng cũng rất hấp dẫn và đậm đà hương vị Việt Nam, hãy cứ thử “dũng cảm” thử các món ăn trên một lần, biết đâu bạn sẽ thích và nó dần trở thành món “ruột” của bạn đấy.
Huyscout – chúng tôi Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền chúng tôi Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại chúng tôi
Các Món Ngon Từ Chân Giò Heo Gây Ấn Tượng Tốt Cho Khách Hàng
Chân giò heo là một nguồn nguyên liệu thức ăn rất tốt chứa nhiều chất dinh dưỡng cao giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, hay ốm bệnh.
Món đầu tiên – Chân giò kho tiêu
Nguyên liệu: Chân giò 1 cái, 1 củ hành tím, 3 tép tỏi, đường trắng, tiêu đen, xì dầu, nước tương, hạt nêm, 600ml nước dừa (1 trái dừa xiêm), sa tế.
Bước 1: Chân giò mua về được rửa sạch ngâm với giấm, và trà chanh trực tiếp sau đó rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Ướp chân giò với: 1 củ hành tím+ 3 tép tỏi xay nhuyễn, 2 muỗng canh tiêu đen, 30ml xì dầu, 30ml nước tương, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng canh đường trộn đều, ướp trong vòng 30-45 phút để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2: Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, phi thơm 1 củ hành tím nhỏ+ 2 tép tỏi cho vàng, thì bỏ thịt chân giò vào đảo đều, đun nhỏ lửa cho đến khi săn thịt chân giò và cặn nước.
Bước 3: Cho 600ml nước cốt dừa, 1 muỗng canh sa tế hầm với chân gò heo 45 phút với nữa nhỏ, khi hầm được 40 phút nước gần cạn nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn.
Bước 4: Trước khi tắt bếp bạn cho 1 thìa cà phê rượu trắng lên cho dậy mùi thơm và rắc thêm 1 thìa cà phê tiêu say, hành ngò rồi tắt bếp.
Món thứ hai – Chân giò hầm thuốc bắc
Nguyên liệu: Chân giò 1 kg, thuốc bắc (bao gồm: Đảng sơn, hoài sơn, bắc kỳ, đỗ trọng, xuyên khung, thục địa, nhãn nhục, táo đỏ, táo đen, đương quy, kỷ tử). Nếu bạn không nhớ hết thì ra tiệm thuốc bắc nói bán cho 1 thang thuốc bắc kỳ.
Gia vị: Muối, bột ngọt, bột thịt gà, đường phèn, rượu trắng, gừng, xì dầu.
Thực phẩm ăn kèm: Cải thìa 500gr, mì sợi vàng 300gr, nước tương, ớt sừng.
Sau đó rửa lại chân giò đã thui đen, lấy dao cạo sạch phần da bị thui đen, rửa sạch với nước thật sạch.
Khi chân giò đã vàng vớt ra ngâm với nước lạnh 3 phút. Cách này giúp cho chân giò giòn hơn.
Bước 4: Cân gia vị thuốc bắc: 10gr đỗ trọng, 10gr xuyên khung, 10gr thục địa, 10gr nhãn nhục, 20gr đảng sâm, 20gr hoài sơn, 10gr bắc kỳ, táo đỏ, táo đen 10gr, đương quy 5gr, kỷ tử 5gr.
Chuẩn bị nồi nước đun sôi 100 độ C. Bỏ gia vị thuốc bắc vừa cân vào chần qua 2 phút (trừ gia vị nhãn nhục và thục địa)
Bước 5: Chuẩn bị cái nồi hầm món giò heo với thuốc bắc: Cho 2.5 lít nước, 10gr muối, 20 gr bột ngọt, 35gr bột gà, 15gr đường phèn, 50gr rượu trắng, khuấn đều và đun sôi lên thì cho nhãn nhục rửa sơ thả vào, thục địa cắt nhỏ thả vào cho lên màu đẹp mắt.
Cho thêm 10gr gừng cắt lát mỏng và bỏ giò heo vào đậy nắp vào hầm khoảng 45-60 phút.
Cải thìa sau khi rửa sạch cũng trụng qua với nước sôi khoảng 3-5 phút. Sau đó vớt ra ngâm nước lạnh, rồi vớt lên để ráo nước.
Chuẩn bị nước chấm ăn kèm: Bạn cho 3 muỗng canh nước tương chin-su và 2 trái ớt sừng sắt nhỏ khuấn đều.
Món thứ 3 – Chân giò giả cầy
Nguyên liệu: Chân giò 1 cái, riềng, xả, mẻ, măng, mắm tôm, nước mắm ngon và một thìa bột nghệ.
Đồ nấu kèm là măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến.
Bước 4: Sau khi xào chân giò đã săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị.
Bước 6: Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát và ăn nóng.
Góc chia sẻ tìm nguồn chân giò ngon cho món ăn.
Không cần phải đi đâu xa, không phải tranh giành, hay phải chen lấn xô đẩy nhau vì chọn được chân giò như ý, hãy đến ngay với THỊT NGON NHẬP KHẨU, quý khách sẽ có được nguồn hàng chân giò ngon như ý, tha hồ sử dụng chế biến thành nhiều món ngon khác nhau phụ vụ cho quán mình.
THỊT NGON NHẬP KHẨU là một trang web bán hàng uy tín- chất lượng chuyên cung cấp bỏ mối cho những quán ăn, nhà hàng trong thành phố, là một trang web của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hữu Nghị đã và đang hoạt động rất nhiều năm trong ngành thực phẩm.
Được chứng nhận ISO: 2008, công ty luôn cố gắng phát triển lớn mạnh với tiêu chí nói “không ” với hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng tẩm thuốc, và mục tiêu mang lại hàng nhập khẩu chất lượng tới tay người sử dụng.
THỊT NGON NHẬP KHẨU phân phối thịt heo nhập khẩu với đầy đủ giấy tờ, thịt heo nhập về nguyên thùng, nguyên kiện, hạn sử dụng, nước xuất khẩu, ngày nhập…, thông tin được ghi đầy đủ trên thùng hàng.
Khi mua hàng tại THỊT NGON NHẬP KHẨU quý khách hàng được tư vấn miễn phí mọi mặt hàng, giao hàng nhanh chóng, hỗ trợ cắt thịt theo yêu cầu của khách, tạo điều kiện cho quý khách dễ bảo quản và sử dụng.
Vậy còn chần chừ nữa mà bạn không nhấc máy lên gọi ngay tới số : 0931.832.932 để được hỗ trợ mua hàng, hoặc truy cập vào web: https://thitngonnhapkhau.vn/ mua hàng một cách trực tiếp.
Khám Phá: Những Món Cà Phê Việt Nam Độc Đáo Bạn Phải Thử
Nếu như châu Âu có Ý được coi là “thánh địa cà phê” thì mệnh danh này tại châu Á chắc hẳn thuộc về Việt Nam. Điều này không chỉ bởi cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mà còn bởi những thức uống độc lạ, hấp dẫn được chế biến từ nguyên liệu có sức gây nghiện mạnh mẽ này.
Đầu tiên, nói về cà phê Việt Nam, chắc chắn phải nhắc tới món cà phê trứng – thức uống luôn nằm trong danh sách phải thử của bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam. Ra đời từ những năm 1950 tại Hà Nội, cà phê trứng giờ đây đã trở thành thức uống hấp dẫn làm nên đặc trưng của cà phê Việt Nam.
Thức uống này chinh phục toàn diện ở tất cả các giác quan, từ thị giác cho đến khứu và vị giác của thực khách. Lớp trứng đánh kem sánh mịn vàng óng phủ bên trên như mời gọi bạn phải nếm thử ngay lập tức. Khi vừa nhấp môi, vị giác của bạn sẽ chạm tới lớp kem trứng beo béo ngọt ngào trước khi tìm tới vị cà phê đắng . Hương cà phê nồng nàn quyến rũ xóa tan đi vị tanh của trứng gà tươi. Một sự kết hợp bù trừ hoàn hảo. Thức uống này đặc biệt còn mang nhiều năng lượng cho bạn sẵn sàng tinh thần tỉnh táo làm việc đấy!
Nếu như cà phê trứng ngon nhất khi được thưởng thức giữa cái lạnh mùa đông, thì cà phê cốt dừa chính là hương vị cà phê nhiệt đới. Cà phê cốt dừa Việt Nam thường được làm theo hai kiểu. Ở hầu hết các quán cà phê, cà phê cốt dừa được pha chế bằng cách kết hợp cà phê sữa với sinh tố cốt dừa đá xay. Riêng đặc biệt tại Hải Phòng, nổi tiếng có cà phê cốt dừa cô Hằng hay cô Hạnh, được làm bằng cách đánh đều cốt dừa quyện cà phê tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Mỗi cách làm lại mang lại một trải nghiệm vị giác khác nhau, nhưng cái chung vẫn là vị cốt dừa ngậy ngậy, thơm thanh kết hợp với cà phê đăng đắng, nồng nàn chinh phục những tín đồ yêu cà phê.
Sữa chua đánh đá vốn đã là một thức uống quen thuộc trong những quán cà phê. Thức uống này được ưa chuộng bởi tính giải khát tức thì, lại đẹp da và tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng sẽ càng hấp dẫn hơn khi nó được phủ lên trên một lớp cà phê với màu nâu tương phản, hương thơm nồng nàn. Sự kết hợp của cà phê sẽ khiến ly sữa chua trở nên “cá tính” hơn, mạnh mẽ hơn và trở thành lựa chọn được ưu ái trong ngày hè.
Hướng dẫn pha cafe dầm sữa chua mát lạnh tỉnh táo ngày hè
Nếu cà phê Ý có latte là thức uống đại diện cho một phiên bản “dịu dàng” hơn của những ly cà phê mạnh mẽ, thì cà phê Việt Nam có bạc xỉu với những nét tương tự. Xuất hiện ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, bạc xỉu ra đời từ sự khốn khó của nước ta lúc bấy giờ. Ngày đó, sữa tươi còn khá đắt đỏ, chính vì vậy tầng lớp ở những quán đồ uống dành cho tầng lớp lao động bình dân thường phục vụ sữa đặc pha nóng như một sự lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, sữa đặc pha nóng lại tạo ra một hương vị hơi khó uống với một số người. Từ đó, người ta đã nghĩ ra việc cho thêm chút cà phê vào đồ uống này để gia tăng hương vị thơm ngon.
Đến bây giờ, bạc xỉu vẫn thường là sự lựa chọn của những người ưa thích hương vị cà phê nhưng lại không uống được cà phê quá đậm đà. Và cũng vì nguồn gốc của nó, bạc xỉu còn được đặt cho một cái tên thân thương: “di sản của Sài Gòn”
Cuối cùng, không thể không nhắc đến “linh hồn” của cà phê Việt. Ngọt ngào, nhưng vẫn mạnh mẽ và nếu lựa chọn đúng loại cà phê nguyên chất được phối trộn tỉ lệ thích hợp, ly cà phê sữa sẽ mang lại cho người thưởng thức một dư vị sâu lắng mê say.
Cà phê sữa đá nổi tiếng đến mức không chỉ du khách thế giới đến Việt Nam đều tìm kiếm các địa chỉ có cách pha cà phê sữa ngon, ngay cả các đoàn đại sứ, các nguyên thủ quốc gia đều phải mê mệt thức uống bình dân này. Một lần khi đến thăm Sài Gòn, người ta kể lại rằng thủ tướng Canada nhất định muốn thử cà phê nâu Việt Nam. Trong khi đó, trong một chuyến công du Hà Nội, cựu tổng thống Mỹ Obama đã không quên nhắc đến món cà phê sữa đá Việt Nam. Đây cũng không phải điều đáng ngạc nhiên bởi cách pha cà phê nâu đá của Việt Nam đã được trang Bloomberg bình chọn là 1 trong 10 món cà phê độc đáo nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tạp chí CN Traveler cũng bình chọn đây là thức uống đầu tiên không thể bỏ qua nếu du khách có dịp đặt chân đến Việt Nam.
Những Nước Nào Trên Thế Giới Đón Tết Âm Lịch Giống Việt Nam?
Nguyên đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng – Âm lịch.
Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tínhtừ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Trung Quốc Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ “bánh gói” – ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…
Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
Ở Hàn Quốc, năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch. Nhưng từ những ngày cuối năm âm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngả đường và trong mỗi gia đình. Ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc cũng dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Đêm Giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm đêm Giao thừa không ai ngủ vì nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món cay kim chi. Người Hàn cho rằng, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác. Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) – món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, một loại rượu bổ làm cho thính giác tinh nhạy, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời Tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.
Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.
Sau đó, cả nhà cùng quây quần thụ lộc những đồ ăn vừa cúng Tổ tiên. Tiếp đến, đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc tới chùa.
Ngày Tết, trước cửa nhà người Hàn Quốc không thể thiếu một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok jo ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Trước đây, ở Hàn Quốc còn có người đi bán rong “Bok jo ri” vào sáng mùng 1. Họ được coi là người đem lại sự may mắn cho năm mới. Ai gọi được người bán hàng rong “Bok jo ri” vào nhà càng sớm thì sẽ được nhiều lộc. Ngày nay, không còn những người bán hàng rong như thế nữa. “Bok jo ri” được mua ở cửa hàng từ trước Tết.
Triều Tiên
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.
Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Singapore
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Lễ hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown – trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi giải trí trong cả nước…
Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một sân chơi lí tưởng cho cả gia đình. Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo hoa đặc sắc trên Vịnh Marina. Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Lễ hội Đường phố Chingay ở Singapore thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng cũng là kết thúc tết. Hoạt động này thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là “nghệ thuật trang phục và hoá trang”. Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước và với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới.
Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.
Mông Cổ
Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.
Những ngày này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn. Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.
Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót ra 1 chén đầu tiên, đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 dành mời chủ nhà, sau đó lần lượt mời các thành viên khác trong gia đình.
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: “Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt”. Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn.
Cũng giống như Việt Nam, tại nhiều nước Đông Á khác, ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương và mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ăn Độc Của Việt Nam Gây Bối Rối Cho Du Khách Nước Ngoài trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!