Bạn đang xem bài viết 33 Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Dịp Tết Nguyên Đán Ở Trung Quốc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trung Quốc là một trong quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Món ăn của Trung Quốc được chế biến và du nhập từ nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau. Mỗi món ăn ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc đem đến một ý nghĩa khác nhau và hi vọng những điều may mắn, tốt lành đến với tất cả mọi người.
Sủi cảo bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông, “sủi cảo” có âm đọc là “thủy giáo”, là một trong các loại bánh dạng hấp khá quen thuộc ở Đông Nam Á. Là món ăn được dùng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như là món ăn có thể dùng được ở mọi lúc hoặc quanh năm. Đây còn là món ăn truyền thống và là một phần của nền văn hóa Trung Hoa. Món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ, mời khách ăn là tỏ ra thái độ quý trọng và nhiệt tình. Người Hoa thường nói ăn sủi cảo là đem đến may mắn, tài lộc, bình an cho gia đình.
Theo phong tục của người Trung Quốc, trước thời khắc giao thừa sủi cảo được các thành viên trong gia đình chuẩn bị và ăn sau nửa đêm. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình. Và còn có một nguyên tắc khi ăn để có thể đem lại sự may mắn đó đúng cách như ăn thì phải ăn số chẵn, không được ăn số lẻ.
Mâm cơm Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc không thể gọi là đầy đủ nếu thiếu món salad cá Yu sheng (hay còn được biết với tên Lo Hei), là món salad đầy màu sắc của cá tươi và rau, quả. Những năm gần đây, các nguyên liệu đã trở nên ngày càng phong phú, bao gồm sứa, đu đủ, khoai lang, hẹ ngâm và nhiều hơn nữa.
Đây là một món đồ nướng có nguồn gốc từ người Quảng Đông. Nguyên liệu của món ăn là thực phẩm gồm: thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo và một vài gia vị được nêm nếm thêm. Món này khi được làm xong sẽ có hình dạng xâu tiền đồng ngày xưa nên người ta thường gọi nó là kim tiền kê. “Kim tiền” có nghĩa là “tiền vàng” còn “kê” là “gà”. Ngoài ra, “kê” còn có nghĩa âm trùng, có nghĩa là “cơ hội”. Có lẽ vì vậy mà thường nói đây là món ăn ngày tết của người Hoa vì nó thường được các gia đình nghĩ rằng món ăn cũng sẽ đem lại sự may mắn như ý nghĩa của nó là luôn có được cơ hội làm ăn phát tài, no đủ.
Đây là một món ăn dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Theo tiếng Hoa thì từ “Khâu” có nghĩa là hấp cho mềm rục, còn “Nhục” có nghĩa là thịt. Vì vậy, nếu dịch đúng nghĩa là “hấp thịt cho mềm rục ra”. Tùy thuộc vào nhiều địa phương mà nó có các tên gọi khác nhau như: “khổ nhục”, “nằm khâu”,…
Món ăn này gần giống như thịt kho tàu với trứng ngon đúng điệu nhưng sẽ được hấp cách thủy cùng với nhiều loại gia vị khác nhau, phần thịt nếu được hấp càng lâu sẽ càng ngon hơn. Vì vậy, để được gọi là món khâu nhục chuẩn, người ta thường hấp đến nửa ngày để cho miếng thịt có thể chín mềm, điều đó sẽ làm cho miếng thịt khi ăn như tan ra trong miệng.
Món Khâu nhục thường dùng để tiếp đón người dân phương xa. Vì thế, cũng không ngoại lệ khi món ăn đặc biệt này mang ý nghĩa là đoàn tụ đoàn viên, sum họp.
Là một món ăn có hương vị độc đáo, đậm chất tại xứ Trung Quốc, nó có thể được ăn kèm với rất nhiều món như: bánh mì, cơm, xôi,… đều sẽ rất hợp khẩu vị. Nó còn có tên gọi khác là thịt nướng. Thịt nướng chủ yếu có màu đỏ, được làm bằng thịt nạc và hơi ngọt. Ở Quảng Đông thì đây là một món ăn chiếm vị trí rất quan trọng và dường như không thể thiếu vào các dịp lễ Tết. Và nó cũng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi mà mọi nhà đều làm nó vào ngày tết, đây được xem là món ăn mang tính biểu tượng cho sự giàu có và phước lành.
Trong mâm cỗ ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc, nếu không có món thịt lợn chua ngọt thì không thể gọi là đầy đủ được. Món ăn này được làm từ những miếng thịt lợn chiên kỹ với dứa, ớt chuông và sốt chua ngọt, thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu.
Lạp vịt là một món ăn lý tưởng và thiết thực khi đem biếu cho người thân vào ngày Tết. Nó được làm từ phần thịt nguyên của con vịt đã được rút xương ra, tẩm ướp nhiều gia vị và được đem phơi khô, khi phơi xong sẽ được hấp chung với cơm sẽ tạo ra một mùi thơm rất riêng và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Và ở miền Nam, nó được xem gần giống như lạp xưởng nhưng nó được làm từ đùi vịt. Ngoài ra, trong tiếng Lào thì từ “Lạp” còn mang nghĩa là may mắn. Vì vậy, đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa không thể thiếu với họ mà bạn có thể xem qua.
Cá là một món ăn dường như không thể thiếu để bày ra đêm giao thừa cũng như là món gà. Bởi vì, theo quan niệm của người Hoa thì cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, phùng vinh, dư giả suốt năm. Vì tiếng Trung của từ “cá” khi phát âm có nghĩa là từ “ngư” gần với cách phát âm của từ “yú” nghĩa là “dư giả”. Nhưng điều đặc biệt nhất ở đây là vào dịp Tết Nguyên Đán, khi ăn họ sẽ không ăn hết mà chỉ ăn phần thân cá còn phần đuôi và đầu cá sẽ để lại qua đêm theo quan điểm của họ là “niên niên hữu dư”.
Nồi Poon Choi được phát âm theo tiếng Quảng Đông này vô cùng nổi tiếng ở Hồng Kông cũng như trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Chiếc nồi chứa đầy các món ăn ngon xa xỉ nhất tượng trưng cho lòng biết ơn đới với tổ tiên, tiền tài, và sự đoàn kết.
Người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đều lựa chọn làm món lẩu nóng hổi vào đêm giao thừa cho cả gia đình quây quần. Đặc điểm chính của món ăn này là mọi người cùng ăn chung một nồi. Truyền thống này thể hiện cho sự đoàn kết trong gia đình, cũng như sự đoàn tụ của các thành viên.
Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở xứ sở Trung Hoa. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Với lớp da giòn tan, vàng ươm và thịt chín mềm, ngon ngọt và rất bắt mắt. Không chỉ người Trung Quốc, mà người Việt Nam đã dùng heo sữa quay để cúng thần Tài cầu may mắn.
Với món heo sữa quay rất tốn thời gian và công phu để ra được món ngon đúng vị. Do vậy mà thông thường người dân Trung Quốc thường đặt trước tại các nhà hàng.
Gà Kung Pao là một món ăn của tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc, được được làm từ gà và nấu cùng cay với ớt, đậu. Món gà Kung Pao mang biểu tượng trường thọ trong văn hóa Trung Quốc nên đây là một món ăn không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán.
Chả giò được ăn vào năm mới với ý nghĩa mang lại sự giàu có, tiền tài. Bởi những chiếc chả giò tròn được rán vàng ươm nên nhìn rất giống các thỏi vàng xưa của Trung Quốc. Do đó, vào năm mới ở Trung Quốc, có rất nhiều vùng sử dụng chả giò như là món ăn có mặt thường xuyên trong bàn tiệc. Ví dụ như ở Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Mì trường thọ thay cho lời chúc mạnh khỏe, sống lâu. Đây tuy là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt thích hợp ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc ăn vào dịp sinh nhật để mang lại những lời chúc may mắn. Nguyên liệu chính bao gồm mì dùng với nước được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin như nấm đông cô sạch, tươi, cần tây, bông hẹ,… Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa.
Như tên gọi của món ăn thì Mì xào Phúc Kiến là một món ăn phổ biến của cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến. Đối với những người dân ở đây thì món ăn này không thể thiếu trong các ngày giỗ chạp tổ tiên, các dịp lễ Tết, dịp hội tụ mọi người lại với nhau,… Là một món ăn được chế biến khá công phu và gồm các nguyên liệu: cua, tôm, thịt ba chỉ, bún gạo sợi nhỏ và một vài gia vị được nêm nếm vào. Mì xào Phúc Kiến là món ăn được mọi người miêu tả là béo, dai, không ướt, vị ngọt, thơm và thường ăn rất ngon miệng, có thể dùng riêng hoặc ăn kèm với cơm, thịt, canh đều được.
Cơm gà Hải Nam không những là món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn nổi tiếng ở các cộng đồng người Hoa của nhiều quốc gia khác. Tuy nó là một món ăn khá đơn giản nhưng lại là món ăn được nhiều người Hoa yêu thích dù đi bất cứ nơi đâu.
Món ăn này khi nấu cũng khá cầu kỳ, đầu tiên là nấu bằng nước luộc gà sau đó thì đem chiên với mỡ gà cho béo nhưng nó lại không quá ngấy. Cơm gà Hải Nam thường được ăn kèm với chén nước dùng gà, chén gia vị để phù hợp với khẩu vị của từng thực khách. Là một món ăn đơn giản nhưng khi thưởng thức thì chắc chắn du khách sẽ khó quên. Đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Trung Hoa, bởi lẽ nếu tiếp đón khách đến chơi nhà thì đây là món ăn tương đối đơn giản mà dễ làm, khá ngon, lạ miệng và tạo cảm giác thích thú hơn.
Tân xại là món ăn có xuất xứ từ người Triều Châu. Nguyên liệu chính là củ cải trắng kèm muối hột. Người ta sẽ đem củ cải trắng phơi khô rồi cho vào khạp để muối, cứ một lớp củ cải sẽ là một lớp muối hột, trên mặt sẽ được phủ một lớp muối dày. Chỉ tầm 2 tháng là sẽ có món ăn tân xại ngon khi ăn kèm với các món ăn chính. Đây cũng là món ăn khá thích hợp dùng cho dịp lễ Tết, khi ăn kèm sẽ làm tăng thêm mùi vị của bữa cơm.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn này được làm rất đơn giản. Trứng sau khi được luộc chín sẽ được đem đập dập phần vỏ, đun sôi trong một nồi nước có trà đen, xì dầu, ngũ vị hương, hoa hồi, hành lá, gừng. Những thành phần nguyên liệu này sẽ ngấm vào trứng qua các vết nứt của vỏ trứng tạo nên các đường vân rạn trên trứng rất đẹp. Khi thưởng thức, trứng sẽ mang đầy đủ các hương vị của những nguyên liệu đã ngấm vào nó.
Hàu khô không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được người Trung Quốc coi là món ăn may mắn. Nó được tin là sẽ đem đến sự phát đạt trong kinh doanh. Trong dịp năm mới hàu khô được ăn cùng với đậu phụ (nhưng chỉ lấy phần vỏ của đậu) và các loại rau củ như nấm…
20. Rau xào thập cẩm 10 loại
Người Trung Quốc quan niệm rằng số 10 là con số mang lại sự may mắn, khi ăn món rau xào thập cẩm này, thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Thực tế, đây không phải là món ăn có sự kết hợp của 10 loại rau mà đó là 10 loại thực phẩm chay như: nấm hương, mộc nhĩ, nụ hoa lily hổ, măng chua, đậu phụ khô, cà rốt, quả đậu Hà Lan, dưa chuột muối chua, bắp cải thái sợi (hoặc giá đậu tương).
Ù ní hay người ta thường gọi cái tên khác là Bát Bửu – món tráng miệng phổ biến của người Trung Hoa. Nguyên liệu để làm món ăn gồm một số loại mứt như bí đao, hạt sen, quật, khoai môn, mỡ gáy của heo. Đôi khi có thể ăn chung với xôi ngọt. Khoai môn sẽ được cắt thành hình hạt lựu rồi xào chung với đường. Xếp tất cả vào một tô lớn dưới cùng sẽ là mứt, tiếp theo là xôi, trên là món mỡ gáy, đem hấp cách thủy chừng một giờ thì chín. Khi ăn nên dùng một dĩa lớn rồi úp lên trên miệng tô, lật ngược lại để các loại mứt có thể nằm trên bề mặt phơi bày ra đủ loại màu sắc sẽ rất đẹp. Món này có thể cho vào món ăn dịp Tết Nguyên Đán vì nó có thể thay cho các loại bánh kẹo hay mứt và khi ăn cũng sẽ rất ngon miệng.
Bánh tổ cũng là món ăn thường được ăn vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, vì nó mang ý nghĩa là “tăng lên hàng năm”. Tăng lên ở đây có nghĩa là tiền bạc, địa vị hay sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Loại bánh này được làm từ gạo nếp loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được “thắng” kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn.
23. Bánh củ cải (Luo Buo Gao)
Món bánh củ cải ngon hấp dẫn này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Vào dịp Tết Nguyên Đán, món bánh này được ăn thường xuyên hơn theo dạng hấp hoặc chiên, vì mọi người tin rằng bánh đem lại may mắn.
Theo một số ngôn ngữ không phổ biến ở Trung Quốc, dứa có phát âm giống như “sự thịnh vượng”. Chính vì điều này mà bánh nhân dứa khá phổ biến trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Thậm chí, ở một số vùng, loại bánh này là món ăn bắt buộc trong lễ mừng năm mới.
Trước đây, ở vùng Đại Anh, người dân từng bị một đại dịch gây ra bởi nọc độc bò cạp. Để chữa dịch này, các hộ gia đình vào đầu năm mới đã nặn những viên bột thành hình xoắn như đuôi bò cạp rồi đem chiên thành thức ăn. Từ đó, món ăn này lan rộng và trở thành món quà vặt quen thuộc với người Trung Quốc mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Là món chè thường được trưng bày trong dịp lễ lồng đèn ở Trung Quốc. Tuy nhiên không chỉ ở lễ hội lồng đèn mới có mà nó còn được dùng cho những dịp Tết đầu năm. Chè trôi nước đồng âm có nghĩa với từ “đoàn viên”. Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.
Đây là món quà vặt không thể thiếu của người Trung Quốc khi trời trở lạnh. Người bán xiên những quả táo gai đỏ mọng lại với nhau, sau đó phủ một lớp mạch nha bên ngoài, tạo thành một loại kẹo có vị chua ngọt hòa quyện, phù hợp với không khí đoàn viên, tưng bừng của ngày Tết Nguyên Đán.
Người Trung Quốc tận dụng thời tiết khô, lạnh của mùa đông để phơi khô những quả hồng tươi. Đến dịp Tết Nguyên Đán, những trái hồng đã khô và dẻo, tạo thành một món quà vặt ngon miệng. Người Trung Quốc quan niệm, ăn hồng vào đầu năm sẽ khiến mọi việc được như ý muốn.
Những ngày Tết, năm mới trong gian nhà của người Trung Hoa, đều được bày biện những loại hoa quả, trong đó có cam và quýt với ý nghĩa mang lại sự may mắn, và giàu có cho gia chủ. Truyền thống này bắt nguồn từ sự tương đồng về âm thanh giữa chữ “cam” và “vàng” trong tiếng Trung trong khi từ “quýt” đọc lên gần giống với từ “may mắn”. Nếu những quả cam, quýt được đính kèm thêm lá thì gia đình đó càng có lộc, tượng trưng cho tuổi thọ lớn. Tuy nhiên khi chọn mua cần tránh những trái có 4 lá vì con số 4 được cho là tượng trưng cho cái chết.
Từ nhiều năm nay đào là loại quả không thể thiếu trong bữa ăn của người Trung Quốc trong ngày tết Nguyên Đán. Đào mang đến mong ước trường thọ, sung túc đủ đầy đồng thời mang đến an lành cho các thế hệ trong gia đình.
Bưởi cũng được ăn rất nhiều vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Lý do được cho là loại trái cây này được cho là mang lại đến sự giàu có và may mắn. Vì thế, tặng bưởi ngày Tết đã trở thành một thói quen mà người Trung Quốc thường hay làm.
Đặc tính nóng của gừng đã khiến mứt gừng trở thành một món quà vặt hoàn hảo để nhâm nhi trong những ngày Tết lạnh giá ở Trung Quốc. Theo cách làm truyền thống, gừng được thu hoạch, sơ chế, đem trộn với các loại gia vị, sau đó được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời nhiều ngày liền. Đến những ngày trời lạnh, người Trung Quốc sẽ ăn mứt gừng cùng với trà nóng để giữ ấm cơ thể.
Cách Làm Món Gân Bò Chua Ngọt Ăn Dịp Tết Nguyên Đán 2023
Cách làm món gân bò chua ngọt ăn Tết 2023
Chua chua, ngọt ngọt, cay cay nơi đầu lưỡi, lại thêm giòn giòn, sần sật tạo nên đặc trưng cho món gân bò ngâm chua ngọt. Nếu như bạn đã chán ngấy những món ăn chiên rán đầy dầu mỡ hay những món đồ nếp quen thuộc mỗi dịp Tết đến, thì đây quả là món ăn thích hợp giúp bạn đổi vị và đỡ ngán.
Chuẩn bị nguyên liệu làm món gân bò chua ngọtĐể chọn được gân bò ngon, bạn nên đi chợ sớm một chút, bởi loại thực phẩm này không nhiều và sẵn như thịt bò. Gân bò trắng và đặc biệt là gân của chân trước sẽ thơm ngon và giòn xốp nhất.
+ Bước 1: Gân bò mua về bạn cần rửa qua với nước, sau đó, cho muối và giấm vào bóp kỹ rồi rửa sạch và để ráo nước.
+ Bước 2: Để có những miếng gân thơm ngon, bạn hãy đun sôi một chút nước cùng với muối, hạt nêm và gừng nướng rồi cho gân bò vào luộc chín. Ở bước này, bạn cũng có thể ướp gân bò với ngũ vị hương trước khi luộc 15 phút cũng sẽ tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn. Gân bò luộc chừng 1-2 tiếng sẽ nở ra và có màu trong suốt là được.
+ Bước 3: Bí quyết làm gân bò ngâm chua ngọt ngon và giòn, đó là khi vớt gân bò ra khỏi nồi luộc thì ngâm ngay vào bát nước lạnh. Làm như vậy, những miếng gân sẽ giòn và trong, đẹp mắt. Sau khi gân nguội thì vớt ra để cho ráo.
+ Bước 4: Cà rốt, ngó sen hay su hào rửa sạch, để ráo rồi thái sợi mỏng. Có thể trộn cà rốt với một chút đường và muối, ướp khoảng 30 phút rồi dùng tay vắt thật ráo nước.
+ Bước 5: Tỉ lệ pha nước ngâm gân bò tùy vào khẩu vị mỗi gia đình. Thông thường với khoảng 500gr gân bò, bạn có thể pha nước chấm theo tỷ lệ: 1,5 lít nước lọc + 500ml giấm gạo + 400gr đường phèn + 1 muỗng canh muối hạt. Khuấy đều hỗn hợp này rồi đổ vào nồi đun sôi và tan hết là được. Sau đó mở vung hoặc đổ ra âu sạch cho nguội.
+ Bước 6: Để gân bò ngâm chua ngọt không bị nổi váng, khi gân bò đã ráo nước, bạn nên lạng sạch phần mỡ còn dính trên gân.
+ Bước 7: Tiếp đến, lần lượt xếp xen kẽ gân bò, cà rốt, ngó sen (hoặc su hào), tỏi cắt lát, ớt bỏ hạt thái sợi vào hũ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp chua ngọt ở trên vào đến khi ngập là được.Nếu muốn cầu kỳ, đẹp mắt hơn, bạn hãy tỉa cà rốt hay ớt thành những bông hoa để ngâm cùng.
+ Bước 8: Đến đây thì chỉ cần đợi 3 – 4 ngày sau là bạn đã có thể cùng cả gia đình thưởng thức món ngon ngày Tết cực lạ miệng này rồi.
5 Nguyên Liệu Không Thể Thiếu Trong Món Cá Kho Làng Vũ Đại
Tất cả các niêu cá làng Vũ Đại đều không thể thiếu riềng. Đây là gia vị quan trọng nhất có tác dụng khử mùi tanh và tạo mùi thơm cho món cá kho.
Theo đông y, riềng có tính bình, trong khi cá có tính mát. Người làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu kho cá này để tạo sự cân bằng âm dương- tránh tình trạng món ăn quá mát, ảnh hưởng tới người sử dụng.
Giềng là một trong những nguyên liệu kho cá làng Vũ ĐạiNước cốt chanh có vị chua là chất khử chất nhầy và tanh hiệu quả trên da cá. Đồng thời, nước cốt chanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Do đó, trong những nguyên liệu làm cá kho truyền thống, bao giờ người làng Vũ Đại cũng dùng nước cốt chanh để ướp cùng với riềng, gừng và một số gia vị tự nhiên khác.
Chanh tươi là nguyên liệu không thể thiếu khi kho cáCá trắm đen sau khi cắt khúc, để ráo nước có thể sử dụng muối để ướp nhưng nếu sử dụng tương cua đồng, món ăn sẽ đậm đà mà không mặn và còn giúp món ăn được bổ sung canxi, kali và một số vi khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đây là lý do nhiều người ở địa phương khác sử dụng nước mắm và muối là nguyên liệu kho cá thay thế tương cua khiến hương vị món ăn kém hẳn so với niêu cá được chế biến tại làng Vũ Đại .
Tương cua đồng muối giúp tăng vị đậm đà cho món ănNước dùng từ xương ninh là loạinguyên liệu kho cá đặc biệt thường được người làng Vũ Đại sử dụng để gia giảm khi đặt niêu cá trên bếp. Trong nồi nước dùng thường có thêm tương cua, nước hàng tạo màu, một ít bột nêm knorr, mì chính để điều chỉnh gia vị cho phù hợp.
Trong thời gian kho cá kéo dài từ 12-16h đồng hồ, nước dùng sẽ được liên tục được cho vào nồi kho để tránh cho niêu cá bị cạn nước. Điều này để đảm bảo món cá có thể ngấm đều tất cả các loại gia vị cho tới khi món ăn hoàn thành.
Niêu đất và củi nhãn tuy không phải là nguyên liệu được dùng để ướp cá nhưng góp phần quan trọng tạo nên của món cá kho làng Vũ Đại.
Tất cả sản phẩm cá kho đặc sản làng Vũ Đại chỉ sử dụng niêu đất có nguồn gốc từ Nghệ An, vung niêu từ Thanh Hóa để chế biến. Cá khi được xếp vào trong niêu đất và được kho lục bục trên bếp củi nhãn tạo nên sự hòa quyện, kết hợp nhuần nhuyễn của các nguyên liệu kho cá.
Chính vì vậy mà nhiều người sau khi áp dụng công thức và cách ướp cá kho Vũ Đại nhưng thay niêu đất và củi nhãn bằng xoong gang và đun trên bếp than khiến món ăn tuy vẫn ngon nhưng lại thiếu mất mùi khói bếp đặc trưng.
Niêu đất và củi nhãn là bí quyết làm nên món cá kho Vũ Đại trứ danhDo đó, nếu bạn đang có ý định trổ tài thực hiện món cá kho truyền thống làng Vũ Đại thì đừng quên chuẩn bị đầy đủ 5 nguyên liệu cá kho làng Vũ Đại. Chắc chắn, bạn sẽ có được niêu cá đặc sản thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức.
Trường hợp bạn không có đủ thời gian, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sản phẩm cá kho chính hãng làng Vũ Đại.
” Cá kho Hoàng Thơ -trao chất lượng, nhận niềm tin”!
Tất Tật Công Thức Món Gà Ủ Muối Hoa Tiêu Không Thể Thiếu Vào Dịp Tết
1. Gà ủ muối hoa tiêu Cách chế biến Gà ủ muối hoa tiêu
Bạn mua gà ta được làm sẵn ở chợ hoặc siêu thị, về rửa lại với nước sạch, chà ít muối hột để khử mùi tanh và rửa sạch lại nước, để ráo nguyên con (đã được lấy ra hết bộ lòng).
Với các nguyên liệu rau củ khác, bạn rửa sạch và tiến hành sơ chế như sau:
Sả cắt khúc dài khoảng 4 – 5cm và một phần đem băm sả khoảng 10gr. Hành tím thái lát và một phần băm nhỏ khoảng 10gr. Gừng cạo vỏ và thái lát. Ớt băm nhuyễn.
Lần lượt cho vào bát gồm có: 10gr sả băm, 10gr hành tím băm, 5gr ớt băm, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước cốt nghệ, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.
Sau đó, bạn ướp hỗn hợp gia vị này lên toàn bộ con gà (đã được sơ chế), để thấm gia vị khoảng 30 phút.
Đặt nồi lên bếp, bạn trải đều 1kg muối hột dưới đáy nồi, rồi đến sả cắt khúc, rau răm, lá chanh và đặt con gà (đã được ướp) nằm gọn vào trong lòng nồi.
Sau đó, bạn xếp hành tím và gừng thái lát lên mình gà, rồi phủ giấy bạc kín quanh miệng nồi, đậy nắp và bật bếp với ngọn lửa nhỏ để tiến hành ủ gà từ 20 – 30 phút. Bạn sẽ nghe tiếng muối nổ “tách, tách” trong nồi khi gần ủ gà xong.
Gà ủ muối hoa tiêu có lớp da gà vàng ươm, bóng bảy và trông rất hấp dẫn. Thịt gà vẫn giữ được độ ngọt, dai và nhất là thoảng hương thơm của lá chanh và gừng. Bạn có thể chặt gà thành từng khúc vừa ăn hoặc xé, rồi chấm với muối tiêu chanh, muối ớt xanh đều được.
Nguyên liệu làm Gà hấp muối sả Cho 3 người
Cho vào chén lá chanh vừa thái nhỏ, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 2 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều. Tiếp đó, bạn cho vào cối xay sinh tố gồm có phần sả được cắt nhỏ và toàn bộ phần tỏi và hành tím, bấm nút để xay nhuyễn.
Gà hấp muối sả có hương thơm hấp dẫn từ sả, thịt gà mềm nóng hổi nhưng vẫn giữ được độ dai vừa phải. Bạn nên chấm gà với muối ớt xanh hoặc muối tiêu chanh có lá chanh thái nhỏ thì còn gì bằng, mặn ngọt cay làm kích thích cả bao tử.
*Cách chọn gà ngon và sơ chế gà không hôiCách chọn gà tươi ngon
Đối với gà sống: Tùy theo sở thích bạn có thể chọn gà trống hoặc gà mái. Thường gà trống có thịt chắc, dai và ngon hơn. Ngoài ra, bạn nên chọn con gà có mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ và phần mào nhìn đỏ tươi. Mỏ gà nhìn bén nhọn và không có dấu hiệu bị chảy nhớt. Chân gà thon nhỏ, thẳng, da sáng có màu vàng. Đối với gà làm sẵn: Bạn nên chọn con gà ta có lớp da vàng nhạt, mỏng và có thể hơi vàng đậm ở một số bộ phận như lưng, cánh và ức. Đồng thời, trên da không xuất hiện vết bầm hay tụ máu. Kích thước gà ta thường nhỏ, nhìn săn chắc, phần thịt trông tươi, có độ đàn hôi và không xuất hiện mùi hôi thiu.
Cách sơ chế gà không hôiĐể gà không bị hôi, làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn, bạn có thể dùng nhiều cách tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, đầu tiên, bạn cần đảm bảo lông đã được loại bỏ hoàn toàn trên mình gà, nhất là phần lông tơ và tuyến nhờn ở phần đuôi gà.
Ngoài ra, bạn có thể dùng giấm và muối theo tỉ lệ 2:1, chà lên mình gà và rửa lại nước sạch, hoặc dùng chanh hay gừng cũng có tác dụng tương tự.
Món Thịt Heo Ngâm Nước Mắm Miền Trung Trong Dịp Tết
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt ba chỉ: 1 kg
Nước mắm ngon: 450ml Đường cát trắng: 450 gram Giấm: 2 muỗng canh Tiêu hột, tỏi, ớt tươi
Các bước thực hiện
Bước 1: Thịt ba chỉ sau khi mua về, bạn mang rửa sạch. Sau đó, dùng dây lạt quấn chặt lại để sau khi luộc, miếng thịt sẽ săn chắc, không bị nhão.
Bước 2: Bắc một nồi nước sôi, chuẩn bị một thau sạch rồi cho thịt ba chỉ vào và đổ nước vào trụng sơ qua.
Bước 3: Cho thịt vào nồi nhỏ, đổ ngập nước và cho chút muối vào để thịt sau khi luộc được đậm đà. Sau đó, cho lên bếp luộc chín vừa tới.
Bước 4: Chuẩn bị một âu nước đá, thịt ba chỉ sau khi luộc chín thì cho vào ngâm trong khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra.
Bước 5: Cho thịt vào một âu nhỏ khác rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu lại. Sau đó, cho âu đựng thịt vào trong tủ lạnh vài giờ để khô và săn lại, khi ngâm nước mắm sẽ nhanh thấm.
Bước 6: Cho 450ml nước mắm, 450 gram đường và 2 muỗng canh giấm vào chung một nồi. Sau đó, bắc lên bếp đun với mức lửa liu riu.
Bước 7: Vừa đun, bạn vừa dùng đũa khuấy đều cho đường tan hết, tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi tắt bếp.
Bước 8: Tỏi bóc sạch lớp vỏ khô bên ngoài rồi thái miếng mỏng. Tiêu đập dập. Ớt rửa sạch. Sau đó, cho toàn bộ vào phần hỗn hợp nước mắm ở bước 7.
Bước 9: Lấy thịt luộc trong tủ lạnh ra rồi dùng dao cắt bỏ toàn bộ lạt bó. Sau đó, xếp vào hũ thủy tinh sạch. Dùng đũa tre ấn chặt thịt xuống sát đáy hũ.
Bước 10: Đợi hỗn hợp ở bước 7 nguội hẳn, bạn đổ vào hũ thủy tinh đựng thịt rồi đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo. Sau khoảng 2 – 3 ngày là bạn đã có thể đem ra sử dụng.
Ngo ài ra, chúng tôi còn có nhận cắt hàng, phân chia theo yêu cầu, hút chân không, làm quà biếu tặng…
Món Canh Rau Ngót Cá Rô Đồng Không Thể Thiếu Trong Bữa Cơm
Món canh rau ngót cá rô đồng không thể thiếu trong bữa cơm
Món canh rau ngót cá rô đồng không thể thiếu trong bữa cơm
Món canh rau ngót cá rô đồng không thể thiếu trong bữa cơm Phải thật tỉ mỉ và khéo léo để nhặt bỏ phần ruột cá, nếu không cá sẽ bị ngấm vị đắng của mật. Sau đó lọc lấy nước giã từ phần vảy, đầu và xương cá rồi chắt lấy lớp nước phía trên thật cẩn thận. Có thể dùng nước ấm để lọc vì như thế nước nấu canh sẽ ngọt hơn nhiều.
Bí quyết nấu canh rau ngót với cá rô thịt bằm đơn giản tại nhà Canh rau ngót nấu thịt bằm là món ăn thông dụng thường thấy trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau ngót kết hợp cùng thịt nạc thăn heo là món canh ngọt mát nhưng cách chế biến lại rất đơn giản và dễ dàng.
Nguyên liệu:
– 1 bó rau ngót
– 150g thịt nạc thăn heo bằm
– 1 muỗng cà phê hạt nêm
– 1 muỗng cà phê bột canh
– ½ muỗng nước mắm
– ½ muỗng cà phê bột ngọt
– Rau ngót chọn lá non nhỏ, màu xanh và còn tươi. Tuốt bỏ cọng rửa thật sạch sau đó vò nhẹ cho hơi nát lá.
– Thịt heo bằm rồi ướp cùng 1 muỗng cà phê hạt nêm
– Chuẩn bị nồi, thêm 2 muỗng dầu vào phi thơm hành tím băm sau đó trút thịt vào đảo qua sau đó thêm nước vào nồi, nêm thêm 1 muỗng cà phê bột canh. Nước trong nồi sôi thả rau vào đun sôi trong vòng 2 phút để rau vừa chín mềm rồi tắt bếp, nêm thêm ½ muỗng nước mắm cho thơm và ½ muỗng cà phê bột ngọt.
– Múc canh ra tô, ăn cùng với cơm.
Sau mỗi trận mưa rào, mấy anh em tôi lại kéo nhau lên đồng kiếm chút cá tôm. Mà mùa cá đẻ thì kiếm cá rô đồng là dễ nhất, chỉ cần chịu khó một chút là có ngay mấy xiên cá về nấu canh.
Cá rô đồng được anh họ tôi rửa sạch rồi cho vào bếp rơm nướng. Chẳng mấy chốc mùi thơm nhẹ đã lan ra khắp bếp. Đến lúc lớp vảy cá bắt đầu sém đen, mấy anh em thường tranh nhau phần bời cá. Nóng bỏng tay nhưng hình như ai cũng thích.
Lấy que bời cá ra rồi xếp tạm vào mấy tờ báo cũ cho đỡ nóng, cậu út còn hứng chí thổi phù phù mong cá nhanh nguội.
Cá vừa bớt nóng hơn một chút thì phải lấy dao cạo bỏ ngay lớp sém đen bên ngoài rồi nhẹ nhàng bóc vảy cho vào cối. Phần thịt được gỡ ra, ướp thêm chút mắm, muối, mì chính. Phần đầu và xương còn lại sẽ được giã lấy nước nấu canh.
Phải thật tỉ mỉ và khéo léo để nhặt bỏ phần ruột cá, nếu không cá sẽ bị ngấm vị đắng của mật. Sau đó lọc lấy nước giã từ phần vảy, đầu và xương cá rồi chắt lấy lớp nước phía trên thật cẩn thận. Có thể dùng nước ấm để lọc vì như thế nước nấu canh sẽ ngọt hơn nhiều.
Canh rau ngót nấu cá rô đồng khá dễ làm. Rau ngót vườn nhà cắt vào tuốt ngọn, rửa sạch rồi vò nát. Không nhớ nổi ai dạy, nhưng bọn tôi từ bé biết phải làm thế nước canh mới càng thêm vị ngọt.
Rau ngót vò nát được xào qua rồi mới đổ nước dùng vừa giã từ xương cá vào. Đến lúc nước sôi lại phải nhanh tay đổ thêm phần thịt cá đã ướp mắm muối. Nêm thêm chút gia vị cho vừa miệng, đun thêm vài phút rồi bắc nồi canh ra, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội.
Bát cơm vừa xới chan canh rau ngót nấu cá rô đồng thì còn gì thú bằng, thêm mấy quả cà pháo muối thì mâm cơm gia đình ngọt mát biết mấy. Có lẽ nó đã là món ăn ngon nhất của chúng tôi vào mùa hè.
Cập nhật thông tin chi tiết về 33 Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Dịp Tết Nguyên Đán Ở Trung Quốc trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!