Bạn đang xem bài viết ✅0914.265.666 Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là một trong những Nhà hàng chuyên thịt Dê ngon nhất Thái Bình. Các thực khách khi đến với Thái Bình rất thích tìm những Quán Dê ăn ngon tại Thái Bình thì Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình là lựa chọn tuyệt vời cho quý khách.
Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình, địa chỉ: Số 01 Sân Bóng Chùa Tiền, Đường Kỳ Bá, Phường Kỳ Bá, Tp. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình (Cạnh Công Viên Kỳ Bá).
Tại Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình chuyên tất cả những món ăn từ dê và đồ rừng, đồ biển. Quán mở cửa từ 07h00 sáng đến 22h00 đêm. Quán có sức chứa khoảng 500 khách. Quán có chỗ để xe rộng rãi và thoải mái.
Thịt dê tươi Thái Bình là thịt dê ngon nhất bởi thịt dê ở đây rất săn chắc, ít mỡ cùng vị thơm ngọt tự nhiên. Thịt dê là một trong những món ăn rất quen thuộc và giàu dinh dưỡng được nhiều thực khách yêu thích.
Tuy nhiên, để tìm được một địa điểm chế biến thịt dê ngon và sử dụng nguồn thịt dê chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm không phải dễ.
Nếu quý khách đang tìm một nhà hàng thịt chuyên thịt dê ngon tại Thái Bình với đầy đủ tiêu chí về chất lượng thì Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình là một địa điểm lý tưởng để khám phá và thưởng thịt món thịt dê nổi tiếng tại Thái Bình
Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình nằm tại Số 01 Sân Bóng Chùa Tiền, Đường Kỳ Bá, Phường Kỳ Bá, Tp. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình (Cạnh Công Viên Kỳ Bá).
Và Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình là nhà hàng thịt dê nổi tiếng được nhiều người ưa thích và biết đến trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng ở miền Bắc thường xuyên ghé tới.
Nhà Hàng có không gian rộng rãi và cách bày trí rất đơn giản, ấm cúng sẽ tạo cho bữa ăn của quý khách thêm ngon miệng và gần gũi. Nhà hàng có sức chứa lớn tầm 500 khách cùng một lúc, ngoài ra ở đây còn chuyên phục vụ tổ chức tiệc liên hoan, sinh nhật, họp gia đình…
Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình mở cửa từ 7h đến 22h hàng ngày để phục vụ quý khách đến với nhà hàng để thưởng thức món thịt dê nổi tiếng Thái Bình. Nhà hàng có chỗ để xe rộng rãi và thoải mái nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với nhà hàng chúng tôi để thưởng thức những món ăn tại nơi đây mà không cần lo lắng.
Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình có thực đơn phong phú đa dạng từ các món nướng, các món xào, lẩu dê núi, dê hấp, dê tái… đến các món đặc sản của quán như dê tùng xẻo, tiết canh dê, cháo dê, dê tái chanh, dê hấp, dê xào sả ớt, lòng đắng, rượu quê ..Với thực đơn đa dạng món giúp quý khách dễ dàng lựa chọn hơn.
Ngoài các món về thịt dê, nhà hàng chúng tôi còn chú trọng vào các món đặc sản hấp dẫn và đa dạng khác được chế biến từ đồ rừng và đồ cho quý khách nhiều sự lựa chọn hơn cũng như yên tâm về chất lượng.
Thịt dê ở đây được làm rất kỹ nên không hề có mùi hôi, thịt dê được tẩm ướp đều gia vị và nêm nếm vừa miệng, thịt tươi và ngon.
Món được nhiều thực khách ưa thích có lẽ là lẩu và nướng. Nước lẩu của nhà hàng rất đậm đà, nhiều đậu bắp, nhiều thịt, đặc biệt thịt dê ăn mềm nhưng vẫn có độ giòn nên không bị ngán, nước lẩu ăn cùng với phở thì ngon tuyệt vời luôn.
Đến với Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình, quý khách có thể ăn tại chỗ hoặc có thể gọi món mang. Nhà hàng hoạt động với phương châm ngon, rẻ và an toàn nên được nhiều khách hàng chọn làm nơi tổ chức tiệc sinh nhật, họp mặt, liên hoan,…
Với không gian rộng rãi, thoáng mát tạo không khí thoải mái và đội ngũ nhân phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện, Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách mỗi khi ghé đến.
Nhà Hàng chúng tôi luôn đảm bảo thịt dê là 100% dê tươi Thái Bình được tuyển chọn từ những chú dê chất lượng nhất và thịt dê tươi được nhập mới mỗi ngày.
Và những nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn tại nhà hàng đều được lựa chọn kỹ càng và luôn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà hàng chúng tôi luôn đưa tiêu chí đảm bảo vệ sinh lên trên hàng đầu. Chúng tôi luôn sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng nên quý khách hoàn toàn yên tâm về các món ăn mà chúng tôi chế biến.
Đầu bếp của nhà hàng được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm. Các món ăn tại nhà hàng đều được chế biến công phu và kỹ lưỡng sẽ tạo cho quý khách sự ngon miệng và hài lòng.
Với những ưu điểm đó thì Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình chính là địa điểm lý tưởng để thưởng thức ẩm thực và đặc biệt là các món ăn về dê.
Cách Làm Dê Nhúng Mẻ Ninh Bình Ngon Đúng Chuẩn
Không chỉ là một trong những đặc sản ngon tại miền Bắc. Thịt dê còn là thực phẩm quan trọng và phổ biến tại nhiều nước trên Thế Giới, Không chỉ để tạo nên những món ăn ngon, dê còn là một thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể đặc biệt tăng cường khả năng sinh lý. Thúc đẩy lưu thông máu, tăng thân nhiệt, có ích trong việc chữa trị bệnh lao, hen suyễn và viêm phế quản.
Trong 100g thịt dê có gì đặc biệt?
Protein: 19 g (có 17,5% protit)
Nước: 65,7 g
Cholesterol: 92 mg
Chất béo: 14,1 (40% lipit)
Retinol: 22 mg,
Vitamin A: 22 mcg,
Riboflavin: 0,14 mg,
Thiamin: 0,05 mg,
Vitamin E: 0,26 mg.
Niacin: 4,5 mg,
Phốt pho: 146 mg
Chất khoáng vi lượng canxi: 6 mg,
Natri: 80,6 mg
Kali: 232 mg
Sắt: 2,3 mg
Magiê: 20 mg
Selen: 32,2mcg
Kẽm: 3,22 mg
Mangan: 0,02 mg
Đồng: 0,75 mg
Cung cấp năng lượng: 203 kcal.
1. Nguyên liệu chuẩn bị:
750gr thịt dê
3 xấp bánh tráng cuốn
500gr bún tươi
1 quả trứng gà
3 quả dưa leo
3 quả khế xanh
½ quả thơm
1 củ hành tây
2 thìa súp dầu ăn, đường, muối, hạt nêm
2 thìa súp hành tím băm
2 thìa súp hành tím băm
3 quả chuối xanh
1 thìa súp mẻ
2 cây xả
3 quả cà chua
Các loại rau: xà lách, rau thơm, ớt băm, tỏi băm, lá tía tô
2. Cách nấu thịt dê nhúng mẻ như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt dê rửa sạch thái lát mỏng
– Hành tây bóc vỏ úa, rửa sạch và thái lát
– Cà chua, thơm, xả rửa sạch sau đó băm cho nhuyễn.
– Khế xanh, chuối xanh, dưa leo, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bày ra một cái đĩa lớn cùng với bún tươi.
– Bún tươi làm tơi ra, bày ra đĩa lớn cùng với: khế, chuối, dưa leo đã thái lát.
– Bày thịt dê + hành tây thái lát ra đĩa sạch và đập thêm trứng gà vào giữa đĩa để trang trí.
Trước khi làm bước này bạn cần có chút kiến thức về MẺ. Phải hiểu mẻ là gì, cách làm MẺ và làm bao lâu thì chúng ta mới sử dụng được MẺ.
Hiểu đơn giản, mẻ thường được làm từ cơm, cháo… khi bạn ủ 1 thời gian nó sẽ lên men nhờ những vi sinh bên trong. Thông thường, bạn phải ủ ít nhất là 8 – 10 ngày thì nó mới lên men được. Để nuôi mẻ, bạn cần cho MẺ ăn: cháo, cơm nguội… Mẻ được lấy ra sử dụng thích hợp nhất là khi nó đã lên men được 80% mỗi hạt gạo bên trong. Vì khi đó nó sẽ không quá chua, không quá nhạt. Nếu bạn để quá lâu, Mẻ sẽ chuyển sang màu gần nâu nâu… khi đó không quá tốt và nếu bạn sử dụng thì thực sự rất chua.
Bạn cần đổ thêm nước vào lọc theo tỉ lệ: 1:2 (1 mẻ, 2 nước) sau đó lấy phần nước, bỏ phần bã.
Đặt chảo dầu lên bếp, đun nhỏ lửa đến nóng già sau đó bỏ hỗn hợp xả, hành tím và cà chua vào chảo dầu phi thật thơm lên.
Đổ nước mẻ vào cùng hỗn hợp trên, đun sôi. Tra gia vị sao cho hợp lý.
3. Cách pha nước mắm ăn kèm
Như vậy, đến bước này là coi như bạn đã hoàn thành xong món dê nhúng mẻ chua ngọt cực kỳ hấp dẫn rồi. Khi ăn, bạn nhúng thịt dê trong nồi mẻ một ít rồi vớt ra đĩa. Ăn tới đâu thì nhúng tới đó mới ngon. Thịt dê nhúng mẻ ăn cuộn với bánh tráng cuốn, bún và các loại rau đi kèm như dưa leo, rau sống tùy thích và khế, chuối xanh.
Ninh Bình là một trong những tỉnh thành tại khu vực miền Bắc.
Kinh Hãi Ngôi Làng Ăn Thịt Lợn Sống Ở Thái Bình
Gửi lúc 13:23′ 06/05/2011
Tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ và dựng tóc gáy với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.
Cách đây chừng 5 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong, sau một chuyến công tác ở vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, ông đã lè lưỡi kể: “Hôm đó, tớ đi công tác, dự bữa cơm thân mật với người dân, họ đãi tớ món đặc sản. Món ăn bày ra mâm, nhìn thấy đĩa thịt lợn sống đỏ lòm giữa mâm cơm, tớ không nuốt nổi. Vậy mà, đám thanh niên làng, mấy bà, mấy cô, trẻ con, người già cứ luôn tay gắp nhai nhoanh nhoách những miếng thịt lợn sống. Dân ở đó toàn xơi thịt lợn sống trộn với thính câu cá. Hãi thật!”.
Nhà báo Nguyễn Như Phong đi khắp thế giới, đặt chân đến khắp các vùng rừng rú, có nơi đồng bào dân tộc sống như thời nguyên thủy, thế nhưng, cuối cùng, ông lại hoảng sợ với một món ăn của người Kinh, ở một ngôi làng gần biển ở Thái Bình. Câu chuyện kể, với khuôn mặt nhăn nhó của nhà báo Nguyễn Như Phong khiến tôi nhớ mãi.
Trong đời làm báo, tôi đã từng xơi bọ xít, dế mèn, cào cào, châu chấu, bọ ve… món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La. Mấy món này tôi xơi đều đều, vì chiên mỡ giòn tan rồi.
Băm thịt sống…
Tôi cũng đã có không ít lần cùng các đồng nghiệp ở miền Tây, cụ thể là Cần Thơ, ăn món rắn ri voi, ri cá thế này: Con ri voi, ri cá to bằng bắp tay, cổ chân, nặng chừng 1-3kg, ngắn choẳn, chỉ độ nửa mét, màu xam xám, được một đồng nghiệp móc ra từ lồng, đem rửa thật sạch.
Bếp than hoa được thổi bùng bùng, nóng rực. Một anh cầm đầu rắn ri voi, ri cá, một anh cầm đuôi kéo thật căng, đặt lên thớt. Chiếc rựa vung lên, chém phầm phập, thành từng khúc một, mỗi khúc dài chừng 10cm. Nhìn cảnh máu me te tua mà hãi. Lòng phèo được moi ra.
Những khúc rắn được đặt lên bếp lửa, quạt điện quay vù vù, lửa bùng lên đốt những khúc rắn, mỡ cháy nổ lép bép. Chỉ chừng một phút, lớp da mỏng của rắn chín bong. Thế là, mỗi ông nhà báo một khúc gặm. Vừa gặm vừa chạm cốc. Kể ra thật hãi: thịt rắn vẫn trắng ởn, sống nguyên và máu đỏ vẫn dính ở xương. Đồng nghiệp ăn, tôi cũng ăn, và thấy thịt rắn sống quả là ngọt tận cuống họng!
Kinh hãi nhất có lẽ là lần tôi tận mắt, chụp ảnh, quay phim đầy đủ cảnh anh Ngô Văn Tùy ở đảo Lý Sơn xơi các loại đồ sống. Anh này thuộc hạng kỳ nhân, hoặc có thể gọi là người vượn tái thế. Bất cứ con gì sống, anh ta xơi được tất. Lúc đầu, xem anh ta ăn cá biển sống, tôi thấy bình thường, vì người Nhật, người Hàn đều xơi cá biển sống. Họ cứ tóm cá biển lên, thái lát thịt, chấm nước chanh hoặc mù tạt là ăn luôn.
Thế nhưng, lúc xem anh ta nhai rau ráu con rắn bù nặc, một loài rắn cực độc, nọc độc ngang hổ mang chì, khi nó còn đang sống ngo ngoe, thì quả tôi chóng cả mặt. Xơi rắn rồi, anh ta còn xơi chuột sống, giun sống, gián sống… Mấy người dân Lý Sơn đứng xem anh ta biểu diễn, cứ gọi là nôn ồng ộc.
Trộn với gia vị
Trở lại câu chuyện của nhà báo Nguyễn Như Phong, về một ngôi làng ở Thái Bình, người Kinh đàng hoàng, mà xơi toàn thịt lợn sống, cả làng xơi thịt sống, già trẻ gái trai, nam thanh nữ tú xơi thịt sống, thì tôi thấy, cái anh Ngô Văn Tùy kia cũng bình thường thôi. Bởi vì, ở cái làng đó, không phải một người đặc dị, mà cả làng cùng ăn thịt lợn sống. Phải chăng, ngôi làng này toàn… dị nhân!
Thế rồi, đúng là hữu duyên, trong một chuyến đi công tác, tôi lại về đúng cái làng mà nhà báo Nguyễn Như Phong từng được đãi một bữa thịt sống. Đó là làng Vị Thủy, thuộc xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình), nằm cách biển Đông không xa lắm. Và điều tình cờ hơn, là tôi lại về đó đúng vào ngày đẹp, có 2 đám cưới liền. Ở cái làng này, đám cưới, đám hỏi, đám ma, đều không thể thiếu được món thịt lợn sống. Quả là cơ hội ngàn vàng, được chứng kiến đầy đủ từ giai đoạn chế biến, đến cảnh người dân thi nhau xơi món ăn kinh dị.
Có thể nói, hiếm có ngôi làng nào đẹp như làng Vị Thủy. Làng nằm lọt giữa hai con sông. Con sông ở cuối làng đỏ nặng phù sa, là con sông cấp nước cho đồng ruộng, còn con sông ở đầu làng lại là sông thoát nước ra biển. Con sông này rộng mênh mang, nước xanh ngằn ngặt. Đường làng Vị Thủy thẳng tắp, cây cối bên đường xanh rờn, quả là thi vị.
…đã trở thành món đặc sản của làng.
Tiện về công tác, lại muốn tìm hiểu món thịt lợn sống, nên tôi được các nghệ nhân nấu ăn của làng Vị Thủy mời chứng kiến và xơi món ăn đặc sản của làng, không giống bất kỳ đâu ở đất nước này. Các nghệ nhân chế biến món thịt sống còn có ý “nhờ vả” tôi quay phim, chụp ảnh, giới thiệu cho cả nước biết đến món đặc sản thịt lợn sống có một không hai của làng.
Vậy là, tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ và dựng tóc gáy với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.
Làng Ăn Thịt Sống Ở Thái Bình: Độc Đáo Món Xương Lợn Sống
Thứ hai – 19/12/2011 12:21
Những người chưa từng ăn món thịt sống ở làng Vị Thủy (Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình), mà trông cảnh chế biến, thì quả là chết khiếp, không thể ăn nổi. Nhưng với người làng Vị Thủy, thì món ăn này chả có gì đáng sợ. Chị em phụ nữ mang bầu, thường đột nhiên thèm món ăn này một cách khủng khiếp. Hà Thị Thúy là dược sĩ, bán thuốc ở làng, bảo rằng: “Hồi em mang bầu, thèm không chịu được. Cứ mỗi bữa, em xơi tái nửa cân thịt lợn sống”.
Người nổi tiếng làm món thịt lợn sống cực ngon ở làng Vị Thủy là ông Đinh Văn Chính. Vậy thế, hầu hết các đám cưới, đám ma, lễ lạt, dân làng đều mời ông Chính chỉ đạo chế biến món ăn này.
Ông Chính bảo rằng, mấy chục năm làm món thịt sống, song ông chưa từng thấy ai bị đau bụng, bị Tào Tháo rượt đuổi sau khi ăn. Để món ăn này an toàn, những người chế biến cũng phải có bí quyết và có những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là không được rửa thịt qua nước lạnh. Các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước giếng, nước bể, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng.
Nếu là thịt mua ở chợ, đã để ra ngoài vài tiếng, thì người ta thường nhúng vào nước sôi vài giây, để vi trùng bám ngoài miếng thịt chết. Còn thịt cắt ra từ con lợn vừa mổ thì không cần nhúng nước, vì theo người dân nơi đây, nếu thịt chín tái sẽ giảm độ ngọt khi ăn.
Điểm chính khiến món ăn này an toàn là tỏi. Để chế biến một kg thịt sống, phải cần đến một bát con có ngọn tỏi bóc lõi. Tỏi được giã dập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều. Tỏi sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ vi trùng, virus, giun sán có trong thịt.
Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.
Nói thì đơn giản, nhưng để làm món ăn này, cũng phải rất kỳ công. Người Thái Bình gọi món thịt sống ở làng Vị Thủy là nem. Một số làng quê khác rải rác ở huyện Thái Thụy cũng có món này, nhưng món nem của làng Vị Thủy là nổi tiếng nhất, không đâu ngon bằng.
Hầu hết người làng Vị Thủy đều chế biến được món thịt sống. Từ các cụ già cho đến thanh niên đều làm được. Nhưng có một điều lạ là chỉ đàn ông làm được món này. Chưa thấy người phụ nữ nào làm được cả. Điều này kể cũng lạ. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng, đàn ông ở Vị Thủy đều rất giỏi giang trong việc nấu ăn. Họ không những làm mọi việc nặng nhọc như cày cấy, trồng trọt, mà còn sành nấu nướng. Phụ nữ thường chỉ làm được vài món đơn giản, không làm được món phức tạp, cỗ lớn.
Người dân trong huyện, trong tỉnh, đã một lần được xơi món thịt sống ở Vị Thủy, thường bị nghiện, nhưng lại không thể tự chế biến để ăn được. Do đó, khi muốn ăn, họ thường tìm về làng đặt người dân làm cho. Ai có người quen ở làng Vị Thủy, mỗi lần về làng, khi đi, không thể không có vài quả nem mang theo.
Mang câu hỏi món thịt lợn sống xuất phát từ đâu hỏi các cụ già, song tôi đều không nhận được câu trả lời chính xác. Các cụ già đều bảo rằng, món ăn này đã có từ thời xa xưa, do tổ tiên truyền lại.
Ông Phạm Văn Sanh, trưởng ban liên lạc họ Phạm, người trông coi ngôi đền thờ tổ họ Phạm đặt giả thiết: Theo gia phả họ Phạm, thì ông tổ họ Phạm của làng có nguồn gốc từ Thanh Hóa, di cư ra đây khoảng 700 năm trước.
Nhận định của ông Sanh về nguồn gốc của món thịt sống ở làng Vị Thủy không có cơ sở lịch sử vững chắc, song cũng phải công nhận là có lý riêng.
Qua trò chuyện với ông Sanh và các cụ già trong làng, người làng Vị Thủy không chỉ ăn món thịt nạc sống, gọi là nem, mà họ còn ăn cả xương lợn sống!
Xương sườn lợn sống được tách ra từ con lợn vừa mổ xong, để nguyên cả lớp thịt nạc dày chừng 0,5 – 1cm bám ở ngoài. Người ta cũng dùng sống dao rựa dần đều tay, cần mẫn. Chính vì băm xương, nên loại thớt phải là thớt nghiến, bền, cứng, không lên mùn.
Để băm được 1kg xương sườn lợn nát nhừ, phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, do đó, người không có tính kiên nhẫn, thì không thể chế biến được món này. Việc dần xương cũng phải đều tay, kiên trì như tụng kinh gõ mõ. Người nóng tính không thể làm được món này, vì nếu cứ băm hùng hục, rồi lại nghỉ, xương sẽ nhừ không đều, mà chỗ nát, chỗ lổn nhổn, ăn lạo xạo.
Băm xương đến khi nào sờ thấy mịn, mát tay thì rắc thêm mì chính, bột canh, mắm cốt cho đậm đà. Các loại rau thơm như mùi tàu, răm cũng được trộn vào xương băm nhuyễn.
Khi những khúc xương đã nhừ thành một thứ bột mịn, dẻo quánh, thì trộn gạo rang đã giã thành bột. Những giọt nước chảy ra trong quá trình băm xương được giữ lại, trộn vào để món xương dẻo quánh, đỡ khô. Món này được người dân Vị Thủy gọi là chạo.
Điều đặc biệt là món này không cho tỏi, cũng chẳng vắt chanh. Chỉ chấm với nước mắm cốt vắt chanh, dầm tỏi. Người dân trong làng cứ thế ăn nhiệt tình, mà không hề đau bụng.
Vì món ăn này vô cùng công phu, tốn kém thời gian, nên ít được sử dụng. Trong các lễ cưới không có mặt nó, vì không đủ sức để làm.
Cập nhật thông tin chi tiết về ✅0914.265.666 Nhà Hàng Sơn Dê Thái Bình trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!